Dù xuất khẩu tôm nguyên liệu vào tháng 8 có dấu hiệu tăng mạnh nhưng bởi nền năm ngoái thấp. Ngoài ra, ngành tôm hiện vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ nay tới cuối năm bởi liên quan tới tình hình nguyên liệu thiếu, thị trường lớn có nhu cầu tiêu thụ giảm dần.
Kim ngạch về xuất khẩu tôm đã tăng lên 41% từ nền thấp năm ngoái
Theo như VASEP cho biết, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu vào tháng 8 năm 2022 đã đạt được 398 triệu đô, so với cùng kỳ của năm ngoái tăng lên 41%.
Dù về mặt con số là thế, được xem là mức tăng trưởng ấn tượng nhưng cần phải chú ý rằng, tháng 8 của năm 2022, VIệt Nam đang thực hiện chính sách giãn cách, nhiều nhà máy phải hoạt động theo chế độ 3 tại chỗ.
Với chính sách này đã dẫn tới việc tiêu thụ, chế biến đều bị hạn chế, nền kim ngạch cho việc xuất khẩu của năm ngoái đạt mức thấp. Vì thế, so với năm ngoái thì kết quả xuất khẩu tôm năm nay mức chênh lệch lớn.
Trên thực tế, nếu như so với sánh với tháng 7 năm 2022 thì xuất khẩu tôm nguyên liệu trong tháng 8 vừa qua có phần tăng nhẹ, chỉ 4%. Lũy kế cho 8 tháng đầu của năm nay thì xuất khẩu tôm đã đạt được 3 tỷ đô, so với cùng kỳ tăng lên 24%. Nhưng nhiều thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam như Anh, Mỹ đều ghi nhận có sự tăng trưởng âm.
Các vấn đề mà ngành tôm đang đối mặt
Sau một thời gian bùng nổ trong các tháng đầu của năm 2022, ngành tôm đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan tới thiếu nguyên liệu, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn vẫn đang giảm sút, chưa có dấu hiệu về phục hồi.
Theo như Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩn Sao Ta, ông Lực cho biết vào các tháng vừa qua, tình hình về nuôi tôm tại ĐBSCL đang gặp khó khăn bởi nước ngọt đổ về đây rất sớm khiến cho nhiều vùng nuôi tôm mất đi độ mặn, khiến cho quy mô vê thả giống kém đi.
Bên cnahj đó, tỷ lệ nuôi đạt thành công và năng suất về sản lượng tôm đều không đạt được mong muốn. Có rất nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp sản xuất tôm đã than phiền nguyên liệu không còn, khó đáp ứng nổi nhu cầu sản xuất để kịp thời trả các đơn hàng trong khi giá tôm duy trì mức cao.
Loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng khác, thấy được sự không đồng bộ ở trên chính là do việc thả nuôi vào các tháng bị dịch bênh đang kéo dài. Dịch bệnh xảy ra ở nhiều ao nuôi, gây ra thiệt hại lớn.
Điều này khiến cho sản lượng tôm nguyên liệu giảm đi, giá tôm tăng cao và nguồn tôm có kích cỡ lớn ít dần. Hiện, tỷ lệ tôm sống ở Việt Nam đang chiếm khoảng 40%. Số này được xem là quá ít. Đây là tình hình khó khăn chung trong 6 tháng cuối năm của ngành. Chưa kể tới khó khăn về tình hình lạm phát, hệ thống xuất khẩu sang các nước vẫn chưa phục hồi hết.
Bên cạnh rủi ro về nguồn tôm eo hẹp, thì nhu cầu tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Anh, Mỹ vẫn giảm dần, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo thống kê, doanh thu xuất khẩu tôm từ Mỹ – thị trường nhập khẩu lớn nhất có tỷ trọng là 20%, trong tháng 8 tiếp tục giảm sâu.
Hoạt động về xuất khẩu tôm nguyên liệu tới Mỹ bắt đầu có dấu hiệu chững lại bởi bắt đầu từ tháng 5 trở đi tới nay giảm dần. Hàng tồn kho ở Mỹ đạt mức cao bởi các tháng đầu của năm, nhiều công ty đã nhập hàng nhiều.
Bên cạnh đó, VASEP cho biết thêm, tình hình bán hàng tiêu thụ ở Mỹ chậm nên nhà nhập khẩu cũng chưa dám nhận đơn hàng mới.
Tình hình tỷ giá dao động, lạm phát thì tăng cao, chi phí bán hàng cũng tăng khiến cho hành động về xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ các tháng gần đây đều gặp những khó khăn. Còn đối thủ xuất khẩu tôm tới mỹ như Ấn Độ và Ecuador đang có lợi thế hơn hẳn về vị trí gần có cước tàu rẻ và có giá tôm rẻ.
Nguồn: Tổng hợp