Theo như số liệu được Hải quan Việt Nam cung cấp vào tháng 10 năm 2022, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường các nước giảm so với tháng 10 của năm 2021, đạt được 360 triệu đô, giảm mất khoảng 10%.
VASEP cho biết thêm, đây là tháng thứ 3 tính từ đầu năm tới nay, xuất khẩu tôm nguyên liệu đã giảm so với năm trước. Trước đó, vào tháng 6 và tháng 7, xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm lần lượt dao động 1%, 13%.
Nhờ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu của năm 2022, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2022 vẫn tăng khoảng 18%, đạt được 3,8 tỷ đô.
Trong cơ cấu sản phẩm tôm nguyên liệu xuất khẩu thì xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã tăng 13%, tôm sú có phần tăng nhẹ lên 1,2% và tôm biển cũng tăng lên cao lên tới 106%. Trong các sản phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú được xuất khẩu thì tôm chế biến có phần tăng trưởng mạnh mẽ tốt hơn hẳn sản phẩm đông lạnh, tươi, sống.
Trong tháng 10, thị trường chính nhập khẩu tôm nguyên liệu của Việt nam như Anh, EU, Hàn Quốc, Mỹ. Trong đó, việc xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Eu và Mỹ đều giảm đi đáng kể lần lượt là 35% và 51%. Xuất khẩu tôm sang thị trường Anh giảm đi 205, xuất sang Hàn giảm 1% và xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng 5%. Riêng đối với thị trường nhập khẩu Trung Quốc vẫn đang giữ mức tăng trưởng lên tới 49%.
Tín đến hết tháng 10 thì dù giảm 18% nhưng thị trường Mỹ vẫn được xem là thị trường nhập khẩu tôm đứng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 20% xuất khẩu tôm của Việt Nam cùng kim ngạch đạt được 733 triệu USD.
Việc xuất khẩu tôm Việt tới Mỹ giảm liên tục tới 2 con số bắt đầu từ tháng 6 tới nay. Thị trường dư cung, thêm lạm phát tăng kỷ lục trong khoảng 40 năm vừa qua, khủng hoảng nhiên liệu bởi chiến tranh giữa Nga và Ukraine, những người dân thắt chặt các chi tiêu nên việc nhập hẩu tôm tới thị trường Mỹ hầu hết là nguồn cung giảm dần.
Theo các số liệu từ Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, 9 tháng đầu của năm nay, Khối lượng nhập tôm vào Mỹ từ phía Ấn Độ đã giảm đi 16%, Việt Nam giảm 31%, Indonesia giảm đi 9%, Thái lan giảm 12%, duy nhất việc nhập khẩu tại Ecuador lại tăng tới 11%.
Vào năm 2022, sản xuất tôm nguyên liệu của Ấn Độ đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, sản lượng giảm và dịch bệnh cùng với nhiều chi phí về đầu vào cũng tăng cao, trong khi giá bán lại giảm. Còn nuôi tôm ở Ecuador gặp rất nhiều thuận lợi, năng suất tăng cao và ít dịch bệnh. Ecuador dự kiến sẽ tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng lên tới 2 triệu tấn vào năm 2025.
Bên cạnh Mỹ, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU vào tháng 10 năm 2022 cũng giảm dần, tới 35% so với năm ngoái. Việc xuất khẩu tới 4 nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức đều giảm tới 2 con số. Bất ổn nền kinh tế, xu hướng tăng giá, chính trị, nhất là giá năng lượng tác động mạnh mẽ đến nhu cầu về nhập khẩu trong các tháng gần đây. Đến tháng 10, xuất khẩu tôm tới nước Eu đã đạt được 618 triệu đô, so với cùng kỳ của năm ngoái tăng lên 28%.
Dù ở giai đoạn cuối năm, xuất khẩu tôm nguyên liệu trong hai tháng sắp tới sẽ vẫn gặp khó khăn, khó giữ tăng trưởng như các tháng trước bởi nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và nguồn nguyên liệu cũng ít, chi phí tăng cao. Trong khi đó, doanh nghiệp cùng người nuôi thiếu vốn để có thể xoay vòng.
Nguồn: Tổng hợp