Theo như VASEP cho biết, xuất khẩu tôm nguyên liệu từ tháng 9 cho tới hết năm tiếp tục giảm xuống so với các tháng của đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu tôm nguyên liệu của cả năm dự kiến xấp xỉ hay tăng nhẹ so với các năm ngoái.
Cụ thể là vào tháng 9, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam đã đạt được 349 triệu đô, so với tháng 8 năm 2022, giảm đi 12% nhưng so với cùng kỳ của năm 2021 tăng lên 13%.
Ngoài ra, VASEP cho biết, xuất khẩu tôm tăng trưởng hơn so với cùng kỳ nhưng đó chưa phải là điều lạc quan bởi cùng kỳ của năm ngoái, doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến phải dừng, giảm công suất chế biến bởi dịch bệnh Covid-19.
Tính lũy kế của 9 tháng của đầu năm nay, giá trị xuất khẩu con tôm nguyên liệu đã đạt được 3,4 tỷ, so với 9 tháng đầu năm ngoái tăng lên 23%. VASEP cũng cho biết, xuất khẩu tôm nguyên liệu từ tháng 9 tới hết năm tiếp tục giảm nhẹ so với các tháng trước. Dự kiến so với năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tôm này của cả năm 2022 đi ngang hoặc có thể tăng nhẹ.
Đối với thị trường, VASEP nhấn mạnh trong tháng 9 năm 2022, xuất khẩu tôm nguyên liệu của nước ta có được xu hướng tăng tại thị trường châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản nhờ vào vị trí nằm gần.
Theo đó thì xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng lên trong tháng 9 lần lượt là 20% và 61%. Lũy kế cho 9 tháng của đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tới 2 thị trường này cũng tăng tới 365 và 515 triệu đô, tăng lên 40% và 24% so với 9 tháng đầu của năm ngoái.
Vào tháng 8 năm 2022, việc nhập khẩu tôm nguyên liệu của Trung Quốc từ nguồn cung cấp đều tăng so với năm 2021. Điều đáng chú ý là Trung Quốc tăng nhanh so với nhập khẩu tôm tư Argentina, Indonesia và Canada cũng như Ecuador.
Nhập khẩu tôm nguyên liệu vào Trung Quốc đã tăng lên liên tục tới mức kỷ lục vào tháng 7 cũng như tháng 8 năm 2022 cho thấy được các nhu cầu về tiêu thụ nội địa, chế biến xuất khẩu thị trường tăng mức cao. Theo dự kiến thì nhập khẩu tôm nguyên liệu của Trung Quốc trong các tháng cuối vào năm 2022 tăng mạnh.
Trái ngược với châu Á thì xuất khẩu tôm nguyên liệu sang thị trường Eu, Mỹ lại trầm lắng bởi tình hình về lạm phát tăng cao, đồng Eur, Yên, Bảng giảm xuống. Đồng USD có giá nhưng mà ở thị trường Mỹ, các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau với loại tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Eucador.
Còn xuất khẩu tôm nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc tăng 2 lần, đạt được 70 triệu đô. Đà tăng đó khiến cho Trung Quốc vượt qua cả thị trường Mỹ và trở thành đất nước nhập khẩu tôm nguyên liệu lớn nhất ở Việt Nam trong tháng 9 vừa qua. Tính lũy kế cho 9 tháng của đầu năm 2022, xuất khẩu tôm tới Trung Quốc đã đạt được 483 triệu đô, so với cùng kỳ năm ngoái tăng lên 62%.
Theo như Hải quân Trung Quốc, vào tháng 8 năm 2022 thì nhập khẩu tôm Trung Quốc đã đạt được 680 triệu đô, so với tháng 8 năm 2021 tăng lên 97% và là tháng đang có giá trị nhập khẩu tăng cao từ trước đến nay. Đây chính là tháng thứ 2 liên tiếp, Việt Nam xuất khẩu tôm cho Trung Quốc đã đạt được kỷ lục cao. Lũy kế cho 8 tháng của đầu năm nay, nhập khẩu tôm nguyên liệu của Trung Quốc đã đạt được 3,8 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm 2021 đã tăng lên 66%.
Cụ thể vào tháng 9, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu VIệt Nam tới thị trường Mỹ đạt được 57 triệu đô, so với cùng kỳ của năm 2021 giảm 42%. Lũy kế cho 9 tháng của đầu năm, việc xuất khẩu con tôm tới thị trường đạt được 675 triệu đô, giảm so với cùng kỳ của năm ngoái 13%.
VASEp cho biết, lạm phát tăng cao, tồn kho ca0 khi sức mua giảm mạnh, vận đề vận chuyển và kho lạnh khiến cho Mỹ giảm, vấn đề vận chuyển và kho lạnh khiến cho Mỹ giảm về nhập khẩu tôm tại hầu hết các thị trường, từ Ecuador. Tới cuối năm, tồn kho đã giảm bớt thì nhu cầu tiêu thụ tôm ở Mỹ sẽ nhích lên nhẹ vào mùa Lễ hội.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam tới thị trường vào tháng 9 so với tháng 9 của năm ngoái, đạt được 49 triệu đô.
Nguồn: Tổng hợp