Tính tới hết tháng 10 năm 2022, thị trường xuất khẩu mặt hàng thủy sản của cả nước mang về khoảng 9,5 tỷ USD, so với cùng kỳ của năm ngoái đã tăng lên 34%, bỏ xa mốc 9 tỷ của năm 2018. Do đó, dự kiến xuất khẩu thủy sản của cả năm 2022 sẽ đạt được mốc 11 tỷ USD.
Thiết lập mốc kỷ lục tăng trưởng xuất khẩu thủy sản
Theo như số liệu của tổng cục Hải Quan, trong 10 tháng đầu của năm 2022, xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã đạt được 9,4 tỷ đô, tăng lên 32,7%. Do đó, chỉ sau khoảng 10 tháng, xuất khẩu sản phẩm này đã đạt được kỷ lục của năm 2021. Trong lịch sử, lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã vượt được mốc 9 tỷ đô trong 1 năm.
Theo như VASEP cho biết, hầu hết nhóm mặt hàng thủy sản đều tăng đối với mặt giá trị. Trong đó, việc xuất khẩu sản phẩm hải sản đã tăng lên 34%, còn xuất khẩu cá tra đang tăng lên 80%, còn xuất khẩu tôm tăng khoảng 19%.
Theo như phó Giám đốc trung tâm VASEP.PRO, bà Hằng cho biết, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản đang phải gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhất là liên quan tới chi phí đầu vào và nguyên liệu. Việc xung đột giữa Ukraine và Nga đã và đang làm xáo trộn vấn đề thương mại trên toàn cầu khiến cho giá xăng biến động, cụ thể là tăng cao làm chi phí chuyến đi của bà con gặp rất nhiều thử thách, nhiều tàu không ra khơi được.
Hơn nữa, thẻ vàng IUU vẫn chưa gỡ bỏ. Ngoài ra, lạm phát ở nhiều nước trên thế giới cũng tăng cao, giá cả sản phẩm, chi phí về sinh hoạt cũng tăng ở nhiều thị trường nhập khẩu, tác động đến xuất khẩu thủy sản của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Dù thế, trong tháng 10 của năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt được 3,76 tỷ đô, tăng lên số 34% so với năm ngoái.
Gỡ khó để cho thủy sản có thể vươn lên top đầu
Theo như VASEP cho biết, hiện Việt Nam đang có khoảng 830 nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm thủy sản có quy mô công nghiệp, trở thành một quốc gia về xuất khẩu lớn đứng thứ 3 trên thế giới. Trong suốt 3 năm vừa qua, mặt hàng thủy sản vẫn luôn đứng ở trong top 10 của ngành xuất khẩu của Việt Nam, đã góp phần cho kinh tế ổn định hơn.
Hơn nữa, ngành thủy sản đã tạo ra các việc làm cũng như kế sinh nhai cho rất nhiều người lao động khác nhau ở nhiều tỉnh.
Hiện nay, thủy sản của Việt Nam đang có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó gồm có 52 thị trường truyền thống. Ở trong số đó, có tới 33 thị trường đã đạt được trên 10 triệu đô, 16 nước đạt được hơn 100 triệu đô và 3 thị trường đạt được hơn 1 tỷ đô. Hơn nữa, có tới 46 thị trường vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có tới 5 thị trường nhập khẩu tăng cao.
Hiệp định thương mại tự do có Việt Nam tham gia đã mang đến nhuần lợi thế, thuận lợi đối với ngành thủy sản trong thị trường nhập khẩu. Điều này giúp nâng cao được gái trị, sản xuất về xuất khẩu.
Dù xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã thiết lập được kỷ lục mới nhưng trong bối cảnh tình hình lạm phát trên nhiều nước khiến cho chi phí về vận chuyển, giá xăng và dầu đều tăng cao… khiến sức tiêu thụ của người tiêu dùng ở các nước giảm sâu. Nhất là những thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ…. Đây chính là những thách thức và khó khăn lớn với ngành thủy sản trong giữ ổn định với mức tăng cao. Chưa kể chưa gỡ thẻ vàng hoạt động về khai thác bất hợp pháp hải sản.
Từ những thực trạng trên, nhiều chuyên gia đã cho rằng, cần phải phát triển các keets cấu hạ tầng cho ngành thủy sản, xây dựng những định hướng với các từng thị trường nhập khẩu, mở cửa các thị trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng các thương hiệu, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm… từ đó có thể tạo động lực lớn đối với ngành thủy sản của nước ta vươn lên.
Nguồn: Tổng hợp