Dù thị trường nhập khẩu chủ lực như Anh, Mỹ trong mấy tháng qua đã giảm nhập thủy sản của Việt Nam bởi tác động từ lạm phát nhưng mà ngành xuất khẩu thủy sản vẫn tự tin chuẩn bị về đích 10 tỷ đô.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ cán đích 10 tỷ đô
Anh, Mỹ và một vài thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam ở khu vực của châu Âu đã giảm nhập thủy sản, nhất là tôm nguyên liệu bởi tác động từ lạm phát. Do đó, những chỉ dấu xuất khẩu đã trở nên khó khăn hơn khi xuất hiện dự báo của doanh nghiệp cũng như chuyên gia trong ngành. Nhưng mà ngành thủy sản đang tiến dần cán đích mục tiêu đề ra vào đầu năm là 10 tỷ đô.
Theo như Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 vừa qua, ngành thủy sản đạt doanh thu xuất khẩu tới hơn 1 tỷ đô, so với tháng 7 trước đó đã tăng lên 6%.
Lũy kế cho tới hết tháng 8 năm 2022, việc xuất khẩu thủy sản đã đạt được 7,63 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm trước đã tăng 37,3%, đồng thời vẫn duy trì được mức tăng là 2 con số ở thị trường nhập khẩu chính. Ví dụ như xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã đạt được 1,63 tỷ đô, tăng lên 25,6%, xuất khẩu sang Nhật Bản đã đạt được 1,12 tỷ đô, tăng lên 28%….
Do đó, chỉ còn khoảng 2,4 tỷ đô là ngành về đích nhanh chóng theo kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Khả năng vượt qua 10 tỷ đô cũng nằm trong tầm tay, nhờ vào việc xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các tháng đầu năm nay.
Hiện mặt hàng con tôm, đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản dù bị ghi nhận là giảm ở các thị trường như Anh, Mỹ nhưng sau chặng đường xuất khẩu trong 8 tháng vừa qua đã thu về khoảng 3 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm trước tăng lên 24%.
Sau tôm chính là sản phẩm cá tra có các tín hiệu rất tích cực đối với sự phục hồi các nhu cầu vê tiêu dùng ở thị trường chính như Mỹ, Anh. Trong 8 tháng vừa qua, cá tra mang tới doanh thu về xuất khẩu lớn, đạt được 1,8 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm trước đã đạt được 81%. Đây được xem là con số lạc quan cho doanh nghiệp của ngành này.
Tín hiệu được xem là đáng mừng chính la giá xuất khẩu cá tra sang các nước trong 8 tháng vừa qua đều tăng mạnh so với năm 2022. Ví dụ như giá xuất khẩu sang Mỹ đã đạt được 4,64 USD/kg và các nước cũng tăng dần.
Tín hiệu xuất khẩu phục hồi trong quý IV năm 2022
Vào cuối tháng 8 năm 2022, Triển lãm Thủy sản Quốc tế (tiếng Anh là Vietfish) đã đánh dấu sự quay trở lại hoành tráng của ngành thủy sản. Đây được xem là một sự kiện lớn đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Do đó, lượng khách đông kỷ lục ở cuộc Triển lãm Vietfish báo hiệu kết quả thu về vượt mức cho doanh nghiệp làm ngành này.
Bắt đầu từ đầu năm tới nay, nhiều yếu tố tốt và thuận lợi đối với việc sản xuất loại cá tra, doanh số của doanh nghiệp cũng tăng cao. Theo kết quả 8 tháng đầu của năm nay, Cty CP Vĩnh Hoàn đã đứng đầu trên cả nước đối với kim ngạch về xuất khẩu mặt hàng thủy sản, tăng lên 294 triệu đô, so với cùng kỳ của năm trước đã tăng lên 70%. Nhiều công ty về xuất khẩu cá tra đã tăng doanh số vê xuất khẩu như Nam Việt, biển Đông Seafood và nhiều công ty khác…
Hiện tại nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm, hải sản hoạt động rất linh hoạt, có thể tận dụng được cơ hội của thị trường để tiến hành tăng giá trị cho xuất khẩu.
Hiện nay, lạm phát tại Mỹ vẫn tăng cao, nhu cầu yếu hơn so với Trung Quốc, châu Âu thì đang gặp khủng hoảng năng lượng. 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đều gặp các vấn đề khiến gây ra nhiều lo ngại đối với việc xuất khẩu. Nhận định trong quý 4 năm 2022 có phần giảm sút. Tuy nhiên, từ xuất khẩu đầu năm cho tới nay vẫn đạt mức cao nên ngành thủy sản tự tin cán đích 10 tỷ đô.
Nguồn: Tổng hợp
- Thức ăn cho tôm có giá tăng cao, những người nuôi vào thế khó
- Lý do xuất khẩu vào tháng 7 tăng trưởng tới 54%, nhưng vẫn không vui
- Xuất khẩu tôm Việt đang đối mặt với hàng loạt các thách thức