Theo một số thông tin trên thị trường cho rằng kim ngạch xuất ngành dệt may của Việt Nam vào thị trường EU năm 2015 thua kém so với kim ngạch xuất khẩu của Campuchia. Cụ thể là Campuchia đã vươn lên đứng vị trí top 5 trong nhóm thị trường xuất khẩu dệt may của EU.
- “2015” Năm khó khăn của ngành nông nghiệp nước ta
- Thách thức của ngành thép Việt Nam trước Trung Quốc
- Độc đáo với những thiết kế sân vườn trên sân thượng
Tuy nhiên Hiệp Hội Dệt may Việt Nam(Vitas) cho rằng thông tin đó là không chính xác
Cụ thể theo Hiệp Hội những thông tin, số liệu được báo cáo trước đó về giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam vào EU là chính xác. Tuy nhiên theo như tiêu đề của bảng báo cáo ghi rõ là thống kê hàng may mặc (HS61 + HS62), trong khi đó thông tin lại có sự nhầm lẫn thành ngành dệt may (bao gồm tổng từ HS 50 – 63).
Cũng như vậy Vitas cho biết, năm 2014 ngành dệt may (HS 50-63) Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,53 tỷ Euro vào thị trường các nước EU, tăng trưởng 21,31%, còn năm 2015 là 3,13 tỷ Euro, tăng trưởng 23,9% so với năm 2014. Trong khi đó theo số liệu thống kê thì năm 2015 tổng ngành dệt may (HS 50-63) của Campuchia vào thị trường EU là 2,97 tỷ Euro, tăng trưởng 31,64%.
Như vậy ta có thể thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường các nước EU vẫn cao hơn Campuchia. Trong khi đó hiện nay Campuchia vẫn đang còn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo chương trình Everything But Arms (EBA)-GSP của EU dành cho các nước kém phát triển. Trái lại thì Việt Nam đang chịu mức thuế là 9,6% dành cho nước đang phát triển.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một vấn đề là tốc độ tăng trưởng ngành dệt may của Campuchia vào các nước EU là rất cao, mặc dù Campuchia gặp những khó khăn nhất định nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 tăng 31,64% so với năm 2014. Và Việt Nam chúng ta cũng đã có những bước phát triển so với thời kỳ các năm 2012-2013
Tại hội nghị cũng nhận định cho rằng nếu xét về tiềm lực, cơ hội cũng như việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ được kí kết, phê chuẩn, có hiệu lực thì giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ nổi trội hơn Campuchia. Hơn thế nữa Việt Nam sẽ hướng đến cạnh tranh với các đối thủ lớn như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam khẳng định không thua kém Campuchia trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may sang các nước EU.
Nếu ngành dệt may Việt Nam nổi trội hơn Campuchia thì ngược lại ngành xuất khẩu gạo của nước ta có dấu hiệu thua kém các nước bạn. Theo tổng cục hải quan, năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 6,586 triêu tấn gạo với kim ngạch 2,803 tỷ USD, tăng về số lượng nhưng lại giảm về giá trị.
Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2016 sẽ gặp những khó khăn nhất định từ môi trường, thiên tai, hạn hạn xảy ra trên cực rộng, nạn xâm nhập mặn đang xảy ra ở đồng bằng Sông Cửu Long cùng với sự cạnh tranh gây gắt từ những nước phát triển về xuất khẩu gạo trên toàn thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan hay các nước đang có tiềm năng về mặt hàng này như Campuchia, Myanmar.
Hiện nay một trong những thị trường xuất khẩu gạo lớn mạnh của Việt Nam là Trung Quốc. Theo ông Bùi Huy Hoàng, tham tán thương mại thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc báo cáo, hiện nay Việt Nam chiếm hơn 54% thị trường nhập khẩu gạo tại Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam đang đối mặt với khó khăn là phải cạnh tranh với “hiện tượng” Campuchia.
Theo số liệu từ văn phòng Thư Ký dịch vụ, Campuchia chỉ mới bước chân xâm nhập vào thị trường, gạo của Trung Quốc và đã gặt hái được những thành công nhất định, trong 7 tháng đầu năm 2015 Campuchia xuất khẩu 312.300 tấn gạo sang Trung Quốc, tuy con số này chỉ bằng 1/10 khối lượng của Việt Nam nhưng nó cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng lớn mạnh (tăng 53%) so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại có dấu hiện giảm sút
Hơn thế nữa, xét trên cả quá trình Việt Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo được hơn 20 năm, trong khi đó Campuchia chỉ mới bước chân vào thị trường này khoảng được 5 năm. Thế nhưng hiện nay mặt hàng gạo của Campuchia đã có mặt trên 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, len lỏi được vào cả những thị trường khó tính như Mỹ và EU. Thị trường gạo của EU chiếm hơn 60% khối lượng xuất khẩu gạo của Campuchia.
Trong khi đó Việt Nam chúng ta sau 20 năm vẫn còn quanh quẩn ở các nước trong thị trường Châu Á và Châu Phí có thu nhập thập.
Đây cũng là vấn đề cần phải được đặt ra những cuộc họp để sớm được giải quyết và sớm có những biện pháp cũng như cải cách giúp ngành gạo Việt Nam nói riêng và toàn ngành kinh tế nước ta nói chung.
Kieutruc