Tình hình chính trị căng thẳng cùng chi phí leo thang khiến thủ phủ sản xuất Trung Quốc mà nhiều doanh nghiệp châu Âu đặt nhà máy đang có xu hướng dịch chuyển và tìm kiếm thị trường thay thế.
Thống kế từ Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong số ít quốc gia châu Á không chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế trong năm 2020 và 2021. Đặc biệt, tăng trưởng GDP 2022 dự kiến khoảng 5,5%. Kết quả ấn tượng này đã tạo sức thu hút với nhiều công ty lớn của Châu Âu.
Một nhà sản xuất ô tô của Đức Brose sở hữu 11 nhà máy tại Trung Quốc đang lựa chọn Thái Lan hoặc Việt Nam nhằm thay thế.
Tháng 12.2021 Tập đoàn LEGO của Đan Mạch dự định xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD đặt tại Bình Dương, tiên phong trong các doanh nghiệp của châu Âu chuyển hướng tại Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ, hiện nhiều công ty quy mô vừa đang hướng đến thị trường Việt Nam hoặc định hưởng chuyển đổi khỏi Trung Quốc.
Nguyên nhân dịch chuyển
Lý do gì khiến nhiều công ty châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm thị trường thay thế cho Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân là vài năm trở lại đây, thu nhập của đại bộ phận người Trung Quốc tăng cao nên thị trường này kém hấp dẫn với các nhà sản xuất giá rẻ.
Về mối quan hệ chính trị, Trung Quốc với các chính phủ châu Âu đã đi xuống khi năm 2021 EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với quốc gia này vì hành vi đối xử tệ bạc với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Bắc Kinh sau đó cũng đã “trả đũa” với lệnh trừng phạt với các quan chức EU. Cùng với đó là chính sách “zero-Covid” năm 2022 của Bắc Kinh đã đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu lâm cảnh hỗn loạn khi hầu hết các thành phố lớn đều bị phong tỏa. Do đó đã gây sụp đổ niềm tin với phía các công ty châu Âu.
Theo đó không ít công ty lớn nhỏ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động đã chuyển hướng rời khỏi Trung Quốc tìm đến những nơi có chi phí thấp hơn, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam có sức hút gì với các công ty châu Âu?
Việt Nam hiện đang được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư châu Âu. Ở đây, mức lương thấp và Chính phủ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và chính sách mở cửa thông thoáng.
Cùng với đó, Hiệp định thương mại tự do vào năm 2020 được EU phê duyệt càng tạo thuận lợi hơn.
Chính truyền thông Trung Quốc cũng nhận ra điều này khi cho rằng quốc gia này đang mất dần một số hoạt động kinh doanh. Dù vậy Trung Quốc vẫn luôn là một đối thủ nặng ký và vẫn quan trọng với các doanh nghiệp châu Âu.
Một số chuyên gia thì nhận định Việt Nam đang trở thành một ứng cử viên sáng giá thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam xét về mọi mặt thì Việt Nam vẫn ở tầng thấp, chưa thể ngang bằng với Trung Quốc như tay nghề lao động, học vấn, hạ tầng…
Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp không cần đòi hỏi khắt khe thì họ sẽ dịch chuyển và Việt Nam có thẻ sẽ là điểm đến trong lựa chọn của họ.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Tổ hợp đồng hành của hai “ông lớn” ngành sữa có gì ấn tượng?