Việt Nam đã áp thuế tự vệ cho mặt hàng phôi thép nhập khẩu
Bộ Công thương Việt Nam vừa có quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Năm 2015, một năm buồn cho ngành sản xuất thép của Việt Nam, khi mà lượng phôi thép cũng như các loại thép khác từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá khá rẻ.
Chỉ riêng năm 2015, lượng phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần so với cùng kì trước đó.
Từ thực trạng đó, các nhà máy sản xuất và luyệ phôi thép của Việt Nam phải hoạt động dưới 50% của công suất kể từ khi phôi thép nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam với giá thành rẻ.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam chia sẻ, một tấn phôi thép của Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam chỉ có giá khoảng 6 triệu đồng, trong khi đó, giá thành để luyệt 1 tấn phôi thép trong nước là 7,6 triệu đồng. Một mức chênh lệch đáng ngạc nhiên và đầy lo ngại.
Tuy nhiên đây không phải là mức chênh lệch thấp, mà có những thời điểm trong năm 2015, giá phôi thép nhập khẩu lại thấp hơn đến 2 triệu/ tấn so với giá thành sản xuất trong nước
Chính những lo ngại và khó khăn đó, các công ty sản xuất thép Việt Nam đã nộp hồ sơ kiến nghị lên bộ Công thương, yêu cầu có các biện áp áp chế tình trạng nhập khẩu phôi thép ồ ạt, ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngành thép Việt Nam. Từ đó, bộ công thương đã quyết định mức thuế tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Với quyết định này của bộ Công Thương, nhiều cơ hội mở ra cho ngành thép trong nước. Hi vọng năm 2016 ngành thép trong nước sẽ được hoạt động với công suất tối đa là 11 triệu tấn thay vì con số 6 triệu tấn ít ỏi như năm vừa qua.
Bộ Công thương đã áp thuế tự vệ tạm thời sau hơn 2 tháng điều tra thực trạng của ngành thép, với 23,3% thuế nhập khẩu dành cho phôi thép và 14,2% thuế nhập khẩu cho thép dài trong thời gian tối đa 200 ngày.
Với khoảng thời gian này, ngành thép Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp luyện phôi thép, sản xuất thép nói riêng nên có các biện pháp phù hợp để đối phó được với thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Và trong tương lai gần, ngành thép cũng cần có những bước chuyển mình cũng như tái cơ cấu lại để phù hợp với thực trạng kinh doanh và phù hợp với đường lối hội nhập của toàn nền kinh tế.
Loan Nguyễn – Thị Trường 60s – Kênh Tin tức thị trường tiêu dùng tổng hợp và nhanh nhất hiện nay
Xem thêm