Tình hình giá lụa gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long liên tiếp được đẩy cao cũng khiến cho giá xuất khẩu tăng theo. Diễn biến này đang chứng tỏ những “lạc nhịp” so với thị trường chung của thế giới sẽ khiến những hệ quả không mong muốn xảy ra mà chúng ta phải gánh chịu.
“Lạc nhịp” với thị trường chung
Nguyên nhân khiến giá lùa khu vực tăng lên là do sản lượng lúa của vùng đang giảm nhưng nhu cầu của thị trường xuất khẩu vẫn cần. Tuy nhiên, xét tổng quan cung và cầu trên thế giới thì dường như không thuận chiều theo diễn tiến đó bởi sản lượng lúa gạo thế giới không giảm mà tăng rất nhiều.
Thống kê của Hiệp hội Lương thực VN (VFA) thì diện tích lúa của khu vực vụ Đông Xuân này giảm 1,2%. Nhưng năng suất lao động thu hoạch ước tính ½ tổng diện tích đã giảm tới 6,7%. Ước tổng sản lượng của hai yếu tố này coognj lại sẽ giảm tới 7,8% sơ với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm sản lượng này được xem là lần thứ 2 liên tiếp và chưa từng có trong khoảng thời gian hơn hai thập kỷ gần đây.
Nhìn vào quy mô toàn thế giới, theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, tổng sản lượng lúa gạo năm nay sẽ dự kiến tăng cao hơn 16 lần với 480 triệu tấn so với chúng ta. Trong đó, các đối thủ được xem là cạnh tranh rất lớn với nước ta như Thái và Ấn thì sản lượng lúa gạo của họ đã tăng tới 5 triệu tấn, con số tăng gấp 10 lần mức giảm của lúa gạo chúng ta.
Cùng với đó, đối thủ số 1 là Thái còn đang nỗ lực cho việc đảy mạnh tồn đọng 2,8 triệu tấn gạo đang trong kho từ thời Chính phủ tiền nhiệm. Bởi “tuổi thọ” của số lượng gạo này chắc chắn chỉ còn khoảng tối đa là 66 tháng nữa.
Trong khi đó, mức tăng sản lượng gạo của thế giới chỉ nhúc nhích từng chút một lên 800.000 tấn, chỉ bằng khoảng 1/10 của mức tăng tổng và cũng chưa đến 1/3 khối lượng tồn kho của lúa gạo Thái Lan.
Qua tình hình thị trường cho thấy, cán cân lúa gạo năm nay, cung cầu không nghiêng về xuất khẩu mà hoàn toàn nghiêng về nhập khẩu. Đồng nghĩa, thị trường lúa gạo thế giới chi phối thị trường nước ta mà chúng ta không có ảnh hưởng gì đến toàn cục diện.
Xu hướng ngược giá của ta so với đối thủ lớn Thái Lan
Khi giá gạo trong nước tăng kéo theo giá xuất cũng tăng theo sẽ khiến nhà xuất khẩu gạo của chúng ta rơi vào thế khó để giành hợp đồng.
Theo thống kê của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp Quốc (FAO) và thông tin từ Hiệp hội XK gạo Thái Lan (TREA), giá gạo xuất khẩu của Thái giảm nhẹ từ 377 xuống 368 đô la Mỹ/tấn thì chúng ta lại tăng khá mạnh từ 355 lên 358 đô la Mỹ/tấn.
Nhìn vào khoảng cách giá cả chênh lệch thấp đó và chất lượng gạo của Thái đã được khẳng định tên tuổi đang thấy các doanh nghiệp gạo lao đao.
Không dừng ở đó, chính phủ Thái còn quyết định bán 1,35 triệu tấn gạo tồn kho với mức giá cực thấp càng khiến xu thế giá gạo giảm trên thị trường thế giới rõ rệt.
Do vậy, việc đẩy giá lúa do giảm diện tích và sản lượng dẫn đến giá gạo xuất khẩu phải tăng là đang đi ngược xu thế của thế giới.
Kịch bản cũ lặp lại
Trước tình hình này, lượng gạo xuất khẩu những tháng giữa năm nay sẽ giảm. Kịch bản này đã diễn ra năm 2016, khi giá gạo ta đẩy lên ngang bằng và cao hơn Thái, sau đố tụt dốc không phanh.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy lúa gạo của chúng ta xuất khẩu rất ít, trung bình mỗi tháng chưa nổi 50.000 tấn. Do đó, gạo sẽ tồn kho và đương nhiên thời gian kéo dài sẽ phải hạ giá và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vụ hè thu.
Với điều kiện xuất khẩu gạo chung của thế giới đang ảm đảm nhưng chỉ dựa vào tình hình trong nước để đẩy giá xuất khẩu lên cao đã ngược lại xu thế chung và không phù hợp. Kịch bản này diễn ra năm trước và nguy cơ đang hiện hữu trong năm nay.