Dắt chúng tôi giữa vườn tiêu bát ngát, nông dân Trần Lộc kể về quãng đời bươn trải, lập nghiệp gian nan của ông để trở thành “nông dân triệu đô” nhưu hôm nay. Ông nói: “Dù giàu cỡ nòa, tài sản bao nhiêu tôi cũng chẳng bao giờ có thể quên những ngày làm phu trầm kiếm kế sinh nhai. Đó là dấu ấn suốt cuộc đời tôi”.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Đời phu trầm không chỉ giúp ông tichus lũy tài sản mà còn tôi luyện ông thành con người chịu khó, cần cù, vượt qua mọi trở ngại, gian nan, vươn lên trong cuộc sống.
Nghề phu đầy hiểm nguy
Từng là quân nhân phục vụ chiến trường lào, ông Lộc trở về Huế lập gia đình sinh sống nhưng những mảnh ruộng mất mùa nhiều hơn được mùa.
Thế rồi, những chuyến băng rừng cùng trai làng triền miên bắt đầu từ đó. Hầu hết các cánh rừng Quảng nam đều ghi dấu chân ông. Cám dỗ từ trầm cũng mang lại nguy hiểm khôn lường, đói khổ là chuyện quá bình thường, nhiều chàng trai ra đi và không ngày trở lại.
“Nhiều khi hành trang trên vai cạn, tiền không còn, tôi cùng phu trầm khác lặn rừng sâu, uống nước suối, ăn rau rừng. Hàng tháng trời đói khát, thiếu thốn như vậy nhưng trở về vẫn trắng tay. Chuyến phu trầm đầu tiên về mệt mỏi, bơ phờ, vợ con xót thương bảo: Đừng đi nữa… Nhưng nghề trầm rất lại, đã mang vào thân thì khó lòng dứt được”, ông Lộc chia sẻ ám ảnh của nghề.
Quần nát đại ngàn của Quảng Nam nhưng ông cũng chỉ trang trải đủ ăn cho gia đình. Tích lũy chẳng được bao nên ông di chuyển tới rừng của Nghệ An, nơi được cho là có nhiều trầm nhưng đây cũng là nơi nhiều phu trầm đã mãi mãi bỏ xác lại không có ngày trở về.
Tháng 7 mùa trầm, đế giày của ông in dấu và mòn vẹt trên những cánh rừng Con Cuông, Tương Kỳ, Kỳ Sơn và qua cả đất Lào. Muỗi rừng, rắn độc, vắt rừng cùng những trận sốt rét thừa sống thiếu chết đồng hành cùng phu trầm.
Ông Lộc kể: “Những chuyến đi rừng tường có dân địa phương dẫn đường và mang theo súng. Sợ nhất gặp mẽo (phỉ), chưa thấy bóng họ đã bắn. Có những lần nghe tiếng súng vọng từ xa, vài hôm là nghe tin bạn trầm mất tích. Có chuyến gặp phỉ, chạy tán loajcn, cả tuần lạc nhau mới tìm thấy. Chưa kể những đoàn tự giết nhau, cướp của nhau vì cám dỗ từ… trầm”.
Nếm trải gian nan, nguy hiểm mạng sống từng ngày theo chuyến săn trầm nên ông quyết định giã từ nghề trầm. Cơ hội khi có người cậu từ Xuyên Mộc về thăm quê đã khuyên ông vào cùng lập nghiệp nên ông quyết định đưa cả gia đình theo cậu vào Nam.
Trở thành nông dân triệu đô
Năm 1995, ông và gia đình đặt chân tới xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu) lập nghiệp. Với hơn 2 cây vàng tích được từ nghề phu trầm, ông mua 8 sào đất trồng cà phê. trồng được 3 mùa, ông phá cà phê trồng tiêu vì thị trường này ổn định hơn. “Hồi đó, vừa làm vườn của nhà, tôi vừa đi làm mướn. Tiền tích cóp được tôi mua thêm đất. Tích tiểu thành đại, năm 2007, tôi có được 15ha đất. Tôi trồng tiêu, tràm, cao su, khoai mì, điều…” ông Lộc chia sẻ.
Để giảm chi phí, tăng thu nhập, ông tự mua ống cao su, van nước để chế béc phun tự động tưới cây. Ông tự mua chế phẩm nông nghiệp, chất thải để chế phân vi sinh cho vườn cây. Nhờ đó chi phí giảm, chất lượng nâng cao, thương lái yên tâm mua giá cao, thu nhập tăng lên.
Nhờ cần cù, chịu khó, mày mò các tiến bộ kỹ thuật nên mùa nào cũng bội thu vườn tiêu, điều, khoai mì… Với 6ha tiêu cho thu nhập chừng 3 tỷ mỗi năm, điều thu 200 triệu và cao su 60 triệu… Ngoài ra 15 ha đất nếu bán có giá 20 tỷ đồng. Với khối tài sản đó, chúng tôi chia sẻ giờ ông đã là đại gia nông dân rồi, nông dân triệu đô. Ông cười cho hay: “Với nông dân chúng tôi, đất đai quý như máu, dù giàu thế nào cũng không thể bán. Tâm nguyện của tôi là tiếp tục làm nông dân, làm giàu bằng sức lao động chân chính để các con noi theo”.