Ở nhiều vùng sản xuất, rải vụ nông sản, đặc biệt là các loại hoa quả đang khá thành công, đem lại hiệu quả cao trong kinh tế. Tuy vậy, việc tiêu thụ những sản phẩm nông sản lại phụ thuộc quá nhiều vào biến động thị trường cũng như nhu cầu khách hàng. Nhiều nông dân và hợp tác xa đang chật vật tìm ra hình thức tiêu thụ mới, chủ động tiếp cận thị trường hơn.
“Thủ phủ” thanh long Bỉnh Thuận có hơn 85% sản lượng xuất khẩu, nhưng chỉ có 2, 3% trong số đó là được nhập khẩu chính ngạch, còn lại đều là biên mậu qua. Đứng trước tình hình ấy, nhiều xe nông sản đã bị ùn ứ tại cửa khẩu. Xuất khẩu càng lúc càng thêm khó.
Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp đã sử dụng thanh long vào chế biến thực phẩm như mứt sấy, kẹo, thậm chí là mì tôm, rượu đế…
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ, Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận đã phát triển được hàng chục sản phẩm được chế biến từ quả thanh long và 2 trong số đó được OCOP công nhận 3 sao. Không những có cách thức sáng tạo độc lạ, hương vị ngon, chất lượng tốt, HTX cũng đẩy mạnh việc sản xuất bao bì bắt mắt, lôi kéo người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Hoàng Thư Hương, HTX Thanh long sạch Hòa Lệ cho hay, việc kinh doanh đa dạng các sản phẩm chế biến từ thanh long không những phần giúp người dân tiêu thụ lượng thanh long tồn đọng mà còn tạo ra những sản phẩm mới lạ, đem nét đặc trưng của tỉnh Bình Thuận đến gần mọi người hơn.
Đây là một hướng đi đúng đắn của tỉnh Bình Thuận. Điều này vừa giải tỏa được áp lực tiêu thụ nông sản, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế.
Với mong muốn trở thành điểm kết nối tiêu thụ nông sản, chế biến bậc nhất tại khu vực, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La của Công ty CPTPXK Đồng Giao (Doveco) đã được xây dựng với diện tích gần 9 ha tại tỉnh Sơn La. Trung tâm này chuyên hoạt động khép kín từ liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu.
Ông Dương Văn Tần, Phó Giám đốc Công ty CPNN Chiềng Sung, Sơn La cho hay, hơn 20 năm gắn bó cùng nông dân đồng bào dân tộc thiểu số, sản phẩm chính của doanh nghiệp ông là ngô giống. Sản xuất ngô giống cũng chỉ được 1 vụ, thời gian còn lại trong năm bà con đều có thể sử dụng đất cho tăng vụ sản xuất các loại nông sản khác. Nhưng với điều kiện, sản phẩm tự trồng được bà con phải tự tiêu thụ.
Khi xây dựng Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La, Công ty CPNN Chiềng Sung đã liên kết sản xuất ngô ngọt và rau đậu tương cung cấp cho nhà máy chế biến để tận dụng được quỹ đất trống sau khi sản xuất ngô giống. Ông Tần nói: “Như vậy, ngoài mức lợi nhuận khoảng 45 triệu đ/ha hàng năm nhờ trồng ngô giống cho doanh nghiệp, bà con đều có thêm 2 vụ ngô ngọt được đảm bảo đầu ra tiêu thụ với mức lợi nhuận từ 20 đến 25 triệu đ/ha”.
Tuy nhiên, vụ ngô ngọt năm nay cho ra tổng sản lượng chỉ bằng 50% của năm ngoái, dù năng suất đạt cao hơn. Do giá thu mua ngô ngọt chưa tiệm cận được mức giá ngô thương phẩm nên nông dân chưa mặn mà với sản phẩm mới dù được đảm bảo về đầu ra tiêu thụ. Ông Tần cho biết, giá thu mua ngô giống của đơn vị luôn cao hơn mức giá ngô thường, đồng thời những năm gặp rủi ro về thiên tai, doanh nghiệp cũng trích một phần lợi nhuận để chia sẻ với nông dân. Để đảm bảo lợi nhuận cũng như tạo sự yên tâm cho người nông dân trong sản xuất, công ty sẽ tiếp tục làm việc cùng Doveco Sơn La để sản phẩm có mức giá hợp lý.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
+ Trứng ba ba – “thần dược” cho nam giới đột ngột giảm giá mạnh