Chỉ một đoạn con phố nhỏ nhưng tập trung mấy cửa hàng trà sữa sát nhau với lượng khách tấp nập luôn chật kín, thậm chí khách còn phải xếp hàng chờ mua.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Bác T, một người xe ôm chuyên đứng ở ngã Tư Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa chờ chở khách đã mấy năm nay. Mỗi ngày bình quân bác kiếm được khoảng vào ba trăm. Nhưng chừng nửa năm trở lại đây, bác đã kiếm được mối hời, thường xuyên, ổn định và mang đến cho bác nguồn thu nhập thêm rất tốt đó là ship trà sữa cho những nhân viên văn phòng đặt mua.
Thời điểm đầu giờ chiều, bác nhận được đơn chạy xe cho nhóm nhân viên văn phòng đi mua trà sữa. Khoảng cách chỉ 1 cây số, bác nhận được 20.000đ và mỗi ngày thường được vài tốp nhờ thực hiện công việc đó. Trung bình tính ra mỗi ngày bác cũng tranh thủ kiếm được cả trăm ngàn đồng.
Tại phố Trần Thái Tông (Hà Nội), dù đã 22h20, giờ cửa hàng chỉ còn 10 phút nữa là đóng cửa nhưng trước cửa hàng vẫn còn cả chục vị khách xếp hàng từ trước đó. Một vị khách tên H cho biết chị và con trai đã chờ gần nửa tiếng đồng hồ. Sau những vị khách đang chờ đợi đó, bảo vệ đã phải thông báo cho những người đến cửa hàng là hết giờ phục vụ, chỉ phục vụ nốt khách đã xếp hàng trong đó.
Một nhân viên cửa hàng vừa thoăn thoắt giao hàng vừa chia sẻ, thời điểm mới khai trương, còn khuyến mại, mỗi ngày cửa hàng phục vụ 1000 cốc trà sữa. Giờ hết khuyến mại, trung bình mỗi ngày cũng phải phục vụ chừng 600 cốc trà sữa.
Nhiều khách hàng tới trễ hoặc không muốn chờ đợi thì sang cửa hàng kế bên, ngay sát đó cũng có vài thương hiệu khác nữa, giá cả tương đương, chất lượng thì cũng không khác nhau là mấy. Mỗi cửa hàng bán hàng trăm cốc, ít nhất cũng phải 200 cốc mỗi ngày.
Trà sữa không phải mới tại thị trường Việt nhưng vài năm trở lại đây, sự trở lại của trà sữa lợi hại hơn bởi chúng đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Dungtea, RoyaTea, Toco Toco, Chago… với đầy đủ thương hiệu Đài Loan, Nhật, Thái, Hong Kong, Sing…
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, mỗi tháng có tới gần chục quán trà sữa được mở. Khảo sát của đơn vị về thói quen dùng trà sữa cho thấy 53% số người được hỏi uống trà sữa mỗi tuần một lần.
Tại Hà Nội và TPHCM, một số khu vực tuyến đường là thủ phủ của trà sữa như Ngô Đức Kế (TPHCM); Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Thanh Niên (Hà Nội)… Cơn sốt trà sữa là nóng cả thị trường cho thuê nhà đất khi giá cửa hàng tăng cao.
Sự trở lại thành công ngoạn mục của cửa hàng trà sữa là do sự nghiên cứu lỹ lưỡng khẩu vị và đối tượng khách hàng. Từ đối tượng sinh viên, giờ đây trà sữa cao cấp chuyển sang đối tượng văn phòng, công sở, trung niên có thu nhập.
Nguyên liệu trà sữa cũng hoàn toàn nhập khẩu chính ngạch với đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đảm bảo cho sản phẩm. Cùng với thực đơn phong phú, thiết kế cửa hàng phù hợp đã tạo ra sự thu hút với đông đảo khách hàng. Đặc biệt một khảo sát cho thấy sự bất ngờ khi những người ở độ tuổi 30 đến 39 tuổi nắm rõ nhất về các thương hiệu trà sữa.