Sau thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19, người dân bị giảm sút thu nhập. Do đó các doanh nghiệp phân phối và giao nhận hàng cần cân đối, áp dụng linh hoạt các mức giá để người dân có thể tiếp cận.
Người dân gặp khó trong mua thực phẩm
Dù xuất hiện nhiều hình thức đi chợ hộ hay bán online các mặt hàng thiết yếu nhưng người dân khó tiếp cận bởi mức giá quá cao, khó mua hàng.
Bà Thúy ngụ tại quận Tân Bình chia sẻ, bà đã lên webiste của siêu thị đặt hàng online các thực phẩm như thịt heo, rau, mì… nhưng đã dừng nhận đơn, hẹn hôm sau. Bà tiếp tục vào các nhóm bán hàng online nhưng giá bán thì tăng rất cao so với trước đó.
Đơn cử như trứng gà giá 35.000đ/chục, thịt heo giá 220.000đ/kg với ba rọi và sườn non, mù gói cũng tăng 120-140.000đ/thùng, trong khi trước đó cao lắm chỉ 98.000đ/thùng. Ngoài ra chưa tính ship theo app tùy quận từ 30-40.000đ/lần giao. Giá hàng hóa tăng cao chót vót nên bà cũng không dám đặt mua nhiều.
Cùng cảnh ngộ, bà Hồng ngụ tại địa bàn Tân Phú cho biết khi đời sống người dân đang chật vật, việc làm mất, thu nhập giảm thì hàng thiết yếu cứ đua nhau tăng chóng mặt mỗi ngày. Càng làm gia tăng gánh nặng cho người dân. Bà cho biết đặt mua 2 thùng nước lavie loại 500ml hết 210.000đ.
Ngoài việc giá hàng hóa tăng cao, người mua còn phải trả phí ship cao, có khi tiền ship gần bằng tiền hàng. Chị Lan ngụ tại Gò Vấp chia sẻ, đặt mua chai nước mắm giá 28.000đ nhưng phí giao hàng 30.000đ.
Nguyên nhân khiến giá tăng mỗi ngày
Bà Loan, người bán hàng thực phẩm online tại quận Tân Bình cho biết, dù muốn giữ giá cũng không được. Hàng nhập mỗi ngày một cao do nguồn cung khan hiếm nên các mặt hàng đều phải tăng từ 10-20.000đ.
Đơn cử thời điểm tháng 8 bà nhập thùng mì giá 95.000đ nhưng nay giá nhập cũng tăng lên 120.000đ, thậm chí còn lên 135.000đ/thúng. Giá nhập tăng nên bán ra bà cũng phải tăng chứ không thì lỗ.
Về phía công ty thực phẩm thì giải thích hiện mọi nguồn nguyên liệu đầu vào đều tăng giá, cao hơn 30% so với trước, một số nguyên vật liệu còn tăng cao gấp đôi. Cộng với chi phí vận chuyển, tài xế, xét nghiệm, xăng dầu tăng… gây tốn kém buộc phải tăng giá xuất bán.
Ngoài ra quá trình sản xuất “ba tại chỗ” nếu có trường hợp F0 thì phải ngưng sản xuất ít nhất 7 ngày để khử khuẩn và bổ sung nhân công. Đó cũng là nguyên nhân khins giá hoàng hóa đội lên cao.
Tìm cách “hạ nhiệt” giá thực phẩm
Đại diện Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho biết hiện nhiều tỉnh thành nếu Dn không thực hiện “ba tại chỗ” sẽ phải ngưng sản xuất. Các đơn vị đó lại cung đầu nguyên liệu đầu vào như tôm, cá, rau củ… cho hệ thống doanh nghiệp tại TPHCM. Do vật hệ qur là doanh nghiệp tại TPHCM thiếu hụt nguồn cung.
Ngoài những đơn vị cung ứng các mặt hàng phụ trợ như bao bì, thùng, nhãn mác… ở nhiều địa phương không vận chuyển được tới TPHCM cũng gặp khó. Ngoài ra không ít lao động đã bỏ về quê gây thiếu hụt nhân lực, giảm công suất sản xuất… Tất cả tác động đến giá thành khiến doanh nghiệp không thể không tăng giá.
Muốn giải quyết bài toán giá cả, DN cần sự đồng hành của Nhà nước hỗ trợ miễn giảm các loại thuế phí và tạo điều kiện trong lưu thông hàng hóa, tái mở các kênh cung ứng an toàn… cùng với đó phía phân phối hạ tỉ lệ chiết khấu cho DN cung ứng vào hệ thống siêu thị để giảm giá cho người tiêu dùng phần nào.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Giá lúa không cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho người nông dân
+ Sự thật ngỡ ngàng về loại cua thượng hạng một thời bán siêu rẻ trên chợ mạng