Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng nhằm điều trị những bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Chúng được sử dụng từ lâu và ngày càng gia tăng.
Theo thời gian, nhu cầu sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng. Đặc biệt, kháng sinh sử dụng cho các loài vật nuôi, dự kiến còn tăng tới 2/3 trong khoảng 15 năm tiếp nế không có sự kiểm soát chặt chẽ.
Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã xảy ra từ lâu. Do sử dụng không phù hợp, không đúng chỉ dẫn. Nhiều vi sinh vật đã lan truyền rộng và giảm khả năng kháng bệnh của kháng sinh.
Hiện nay, người ta đã phát hiện số lượng vi sinh kháng lại kháng sinh còn nhiều hơn cả các loại kháng sinh đã được nghiên cứu sản xuất.
Báo cáo của Tổ chức Tu sy thế giới (OIE) đã cho hay, có tới trên 50% các quốc gia (gồm 152 quốc gia) đã hoàn toàn cấm việc sử dụng và tuyên truyền, quảng bá sử dụng kháng sinh trong các hoạt động chăn nuôi cho mục đích kích thích tăng trưởng. Gàn 20% quốc gia đã cam kết không sử dụng một phần.
WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã tạo ra một kế hoạch thực tiễn toàn cầu với việc thiết lập và giám sát chặt việc sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp, quyết liệt ngăn chặn việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Các cơ quan quản lý phải tuyên truyền, giáo dục vận động người dân nâng cao nhận thức và giám sát chặt sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, trong cơ sở y tế và đặc biệt là người nông dân sử dụng trong chăn nuôi.
Việc sử dụng kháng sinh như một chất nhằm tăng trưởng và kích thích nhanh lớn cho vật nuôi phải được chấm dứt hoàn toàn. Các vùng chăn nuôi quy mô cần phải thực hiện việc tránh truyền nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh cũng như nguồn thức ăn đảm bảo và môi trường nước trong lành.
Tại Việt nam, thời gian vừa qua rộ lên các vấn đề về các chất kích thích, tồn dư kháng sinh trong vật nuôi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, đã có cơ quan quản lý đã đưa ra chế tài cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2018 và tiến đến dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh vào năm 2020.
Hiện nay, việc bán thuốc kháng sinh tràn lan và người dùng bừa bãi, có thể sử dụng vô tội vạ, trộn vào thức ăn cho vật nuôi… đã tạo nên một hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Không chỉ bảo vệ sức khỏe người dân, các thị trường khó tính cũng đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm thịt. Mọi vấn đề tồn dư kháng sinh hay chất tăng trưởng sẽ bị tẩy chay. Do đó, để có được thị trường xuất khẩu giá trị cao, người dân phải ý thức, hành động bỏ thói quen xấu, sử dụng thiếu hiểu biết về kháng sinh trong chăn nuôi để đưa sản phẩm của mình ra quốc tế.
Để có sự nhất quán, cần có sự phối hợp của tất cả các bộ, ban ngành liên quan cùng vào cuộc để tuyền truyền, vận động cho người dân hiểu mục đích sử dụng cũng như tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tiến đến giám sát và quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng kháng sinh để đảm bảo một nền chăn nuôi sạch, bền vững, không để lại hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng.