VASEP đã nhận định dù Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ lớn nhưng lại rất khó để có thể cạnh tranh tại phân khúc chế biến với nhiều doanh nghiệp sản xuất nội địa. Vì thế, doanh nghiệp tập trung duy trì vào thị phần tôm nguyên liệu sơ chế.
Tuy các tháng gần đây, nhập khẩu tôm của thị trường Trung Quốc đều tăng lên cao, nhưng bắt đầu từ tháng 6, 7, 8 lại tăng chậm lại. Tất cả đều do vào một số yếu tố như chi phí vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ…. và nhiều yếu tố khác khiến cho phân khúc chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Trung gặp nhiều khó khăn.
Theo như VASEP cho biết, trong tháng 3, 4 và 5, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu sang Trung Quốc đã ghi nhận là tăng trưởng mạnh mẽ từ 126 tới 140%. Dù vậy, trong khoảng 3 tháng liên tiếp sau (có nghĩa là tháng 6, tháng 7 và tháng 8) tốc độ tăng chậm, chững lại, chỉ đạt được 13 – 32%. Nhất là trong tháng 7 vừa qua, xuất khẩu tôm nguyên liệu tới Trung Quốc so với cùng kỳ đã giảm đi 17%.
Theo như VASEP cho biết, nhu cầu về nhập khẩu tôm nguyên liệu của nước Trung Quốc vẫn luôn cao, thời tiết khó khăn, không thuận lợi làm cho sản lượng tôm chế biến trong nội địa năm nay của nước này bị sụt giảm. Vì thế, xuất khẩu tôm nguyên liệu Việt sang thị trường Trung Quốc tính đến giữa tháng 9 vẫn tăng lên 56%, đạt được 438 triệu đô.
Tổng lượng tôm nhập khẩu của thị trường Trung Quốc vào tháng 8 năm 2022 đạt được kỷ lục khoảng 95.000 tấn, so với cùng kỳ của năm ngoái tăng lên 80%. Vào tháng 7, việc nhập khẩu tôm nguyên liệu của thị trường này đã từng lập được kỷ lục lên tới 93.000 tấn.
Theo đó, tính lũy kế tới 8 tháng đầu của năm nay, việc nhập khẩu tôm ở Trung Quốc đã tăng mạnh mẽ, gần bằng 11 tháng đầu của năm ngoái, đã đạt được 524.000 tấn. Như vậy, giá trị về nhập khẩu cũng tăng mạnh lên tới 64%, đạt được 3,42 tỷ đô.
Sản phẩm tôm nguyên liệu chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc đều là tôm thẻ chân trắng các loại, tôm hùm sống, tôm sú tươi nguyên con…
VASEP đã nhận định rằng, dù Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam nhưng khó để có thể cạnh tranh phân khúc sản xuất với những nhà máy chế biến ở nội địa. Vì thế, doanh nghiệp nên tập trung vào việc duy trì được thị phần tôm đối với việc sơ chế.
Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 1.000 nhà chế biến tôm, chỉ phục vụ trong nội địa cũng tạo ra lời. Vì thế, họ nhập tôm giá rẻ của Ấn Độ, Ecuador về chế biến mà không quan tâm tới quy tắc nguồn gốc.Do đó, tôm chân trắng ở Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ tôm sú rất lớn bởi những người tiêu dùng thường thích tôm lớn, nhất là những người giàu có. Loại tôm đó chủ yếu nuôi quảng canh, chủ có ở Bạc Liêu và Cà Mau. Trong tháng 8 vừa qua, tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt nam tới Trung Quốc đã chiếm 3%, bị bỏ ra so với Ấn Độ và Ecuador.
Hơn nữa, thị trường này dù mở cửa, nởi lỏng quy định có liên quan tới Covid-19 ở cảng biển nhưng mà quy định hàng nhập khẩu sản phẩm đông lạnh vẫn khắt khe khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều thử thách, khó khăn.
VASEP cho rằng, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc vào các tháng cuối năm dự kiến sẽ tăng lên, dù không mạnh như nhiều tháng trước.
Nhà nhập khẩu sản phẩm tôm của Trung Quốc đối mặt vơi các khó khăn bởi chính sách phòng dịch, chi phí về vận chuyển tăng cao, đồng nhân dân tệ bị mất giá. Vì thế, nếu như áp lực về tài chính không giải tỏa thì nhập khẩu tôm nguyên liệu của nước này sẽ giảm trong thời gian tới.
Nguồn: Tổng hợp