Là Quốc gia được đánh giá đứng nhóm đầu thế giới về xuất khẩu nông sản nhưng đến nay 90% nông sản Việt vẫn là xuất dưới dạng thô, kim ngạch thấp do giá mặt hàng xuất khẩu thấp hơn sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Cùng với đó, điệp khúc “được mùa mất giá hay được giá mất mùa” vẫn tồn tại triền miên. Thậm chí hàng loạt các cuộc “giải cứu” nông sản diễn ra liên tục. Làm sao để ổn định đầu ra cho nông sản Việt là bài toán hoc búa với những nhà quản lý lúc này.
Thực tế, trong hai năm gần đây, liên tiếp các nông sản như hành, dưa hấu, cà chua, chuối, bí… rồi thịt lợ, trứng gà rơi vào tình trạng cần “giải cứu”. Nhiều chuyên gia cho hay đã đến lúc không thể “giải cứu” mãi được mà nhà quản lý phải xem xét nguyên nhân, phân tích để giải quyết triệt để.
Trước cuộc “giải cứu” heo vừa qua, nhiều bộ ngành, cơ quan đơn vị đã vào cuộc và cho chút chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đó chỉ lả giải pháp tạm thời.
Theo bà Võ thị Lý, Phó phòng chế biến bảo quản nông sản (thuộc Cục cế biến & phá triển thị trường – BNN&PTNT) thì nguyên nhân của tình trạng trên là do tổ chức sản xuất theo quy hoạch chưa đạt mục tiêu. Một số địa phương xác định được vùng chuyên canh thế mạnh nhưng quy mô, diện tích manh mín, nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đồng đều. Đặc biệt, chưa có sự liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng miền.
Hơn nữa chưa có thông tin thị trường nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời năng lực về phân tích, dự báo xu hướng thị trường hạn chế, kênh thông tin thị trường đến doanh nghiệp, đến đơn vị sản xuất còn yếu và thiếu.
Công tác nghiên cứu thị trường cũng chủ yếu mang tính thời điểm, thời vụ, đột xuất. Chủ yếu dựa vào thông tin giá cả hơn là dựa vào phân tích, dự báo lâu dài. Do đó, sản xuất chưa dựa trên dự báo cung, cầu của thị trường..
Theo thứ trưởng BNN&PTNT Trần Thanh Nam, muốn giải bài toàn này cần các địa phương quản lý, giám sát quy hoạch sản xuất mà Bộ đề ra. Yêu cầu nâng cao trách nhiệm trong quản lý quy hoạch, tránh tình tragnj phá vỡ quy hoạch dẫn đến không thể kiểm soát.
“Đặc biệt cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân. Các lĩnh vực cần được tổ chức theo mô hình hợp tác xã nhằm điều phối thị trường. Bởi người nông dân không đủ sức và không có thông tin thị trường. Qua hợp tác xã, người dân sẽ nắm về thị trường cần gì, cần số lượng bao nhiêu để tổ chức sản xuất”, ông Nam nhấn mạnh.
Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương đã ký bản ghi nhớ tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thị nông, lâm, thủy hải sản giai đoạn 2016 – 2020.
Hai bộ sẽ tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả sáu lĩnh vực sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng cùng giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trao đổi thông tin tháo gỡ rào cản thuế, phí, mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, đẩy mạnh cơ khí hóa hiện đại hóa nông nghiệp, thu hút đầu tư chế biến nông, lâm, thủy hải sản, tăng cường phát triển làng nghề, quản lý nhà nước, thống nhất chỉ đạo địa phương.
Bộ Nông nghiệp có kế hoạch xây dựng phát triển thương hiệu cho nông sản chủ lực đến năm 2020. Trước mắt tập trung vào năm mặt hàng chủ lực, không dàn trải như chè, xoài, cá tra, thanh long và cà phê.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng như hiện nay, tăng cường khả năng cạnh tranh đồng nghĩa tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Đó là giải pháp phát triển mạnh và bền vững mà nông nghiệp hướng tới thông qua tập trung đảy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực.