Khảo sát được thực hiện với người tiêu dùng trên toàn cầu đã ghi nhận tiêu chí hải sản đạt chứng nhận đang ngày càng lên ngôi. Với xu hướng này sẽ đưa hải sản Việt đến đâu? Cơ hội hay thách thức, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Qua khảo sát được công bố bởi Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) đã đưa ra được những số liệu thống kê với hành vi người tiêu dùng khi chọn lựa mặt hàng hải sản. Trong đó ghi nhận thị trường tiêu thụ hải sản lớn quan trọng trên thế giới chính là đất nước láng giềng cạnh chúng ta – Trung Quốc.
Số liệu từ cuộc khảo sát thống kê có tới 75% người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng lựa chọn hải sản có chứng nhận sinh thái MSC Ecolabel. Đây là con số đứng đầu trên thế giới khi ngưỡng trung bình toàn cầu chỉ đạt 56%.
Khảo sát được thực hiện định kỳ mỗi 2 năm một lần tại 23 quốc gia trên toàn cầu. Tại Trung Quốc, khảo sát được thực hiện tại khoảng 20 chợ và siêu thị.
So với cuộc khảo sát tiến hành trước đó thì số lượng người tin vào hải sản đạt chứng nhận ngày càng tăng cao. Lý do bởi hộ tin rằng sự lựa chọn thông thái của mình sẽ góp phần thay đổi tương lai cho đại dương, vì nguồn tài nguyên biển cần bảo vệ. Điều đáng chú ý là thế hệ Z, thế hệ tương lai là thế hệ quyết định lựa chọn tiêu dùng hải sản bền vững này nhiều nhất.
Cơ hội hay thách thức cho hải sản Việt?
Việt Nam là một trong số những thị trường ghi nhận xuất khẩu hải sản đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó tập trung nhiều vào một số các mặt hàng như: Cá ngừ (con số xuất khẩu nửa đầu năm đạt 553 triệu USD tăng 56%); bạch tuộc (với kim ngạch xuất khẩu đạt 344 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm, tăng 29%); các mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ (ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn 11-54% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên dù có các con số xuất khẩu đáng khả quan như vậy nhưng các chuyên gia cũng nhận định với xu hướng tiêu dùng mới của thế giới nói chung và của thị trường Trung Quốc nói riêng thì sẽ có những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy, hải sản của Việt Nam.
Minh chứng là việc chưa gỡ được thẻ vàng IUU chính là thách thức và rào cản khiến cánh cửa xuất khẩu cá ngừ và nhiều mặt hàng thủy hải sản khác của Việt Nam đang bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Do đó gỡ được thẻ vàng IUU và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm thủy hải sản có chứng nhận sinh thái được xem là xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt trong tương lai.
Đại diện một doanh nghiệp chia sẻ mong mỏi phía cơ quan chức năng sớm có hướng giải quyết với vấn đề gỡ thẻ vàng IUU. Phía doanh nghiệp sẽ nỗ lực bắt nhịp để đáp ứng xu hướng thay đổi mới của thị trường với sản phẩm phù hợp.
Như vậy có thể thấy doanh nghiệp thủy hải sản đang cần những nỗ lực từ hai phía, cơ chế, chính sách cũng như tự thân để có thể tham gia thị trường xuất khẩu tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ “Anh em thất lạc” của trái sung được bán với giá 400.000 đ/kg