Thị trường đang chứng kiến sự sụt giảm của các động tiền mã hóa. Có nhiều đồng mã hóa “chạm đáy” trong hơn một năm qua. Theo đó các nhà đầu tư đồng loạt thanh lý để vớt vát khoản phí.
Trong những ngày cuối tháng 6 liên tiếp ghi nhận những biến động giá của đồng tiền số một thời “làm mưa làm gió” trên thị trường, đó là đồng Bitcoin. Từ mức giảm chỉ còn 18.700 USD rồi xuống 17.700 USD và lại trở lại vùng 20.000 USD, mức giảm kỷ lục từ năm 2022 đến nay.
Đồng Ethereum cũng ghi nhận mức giảm chạm ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 1/2021.
Trong suốt những ngày qua thị trường tiền mã hóa liên tục tục chìm trong sắc đỏ. Trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa đang lao dốc, các nhà đầu tư chẳng ngần ngịa dẫm đạp lên nhau để tồn tại.
Kiếm tiền chênh giá từ sàn giao dịch tập trung và phi tập trung của nhà đầu tư cùng cá chiến lược tương tự là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhiều đồng tiền mã hóa.
Khi thị trường chao đảo, lợi nhuận không còn là miếng bánh béo bở mà ngày càng khó kiếm hơn, các nhà đầu tư bắt đầu thanh lý. Họ chẳng cần quan tâm đến những nhà đầu tư khác, quay lưng lại với nhau. Đó chính là những tác nhân tác động khiến thị trường ngày càng lao dốc.
Tại các sàn giao dịch tiền mã hóa, nhà đầu tư có thể vay vốn gấp 100 lần số tiền được ký quỹ.
Khi giá tiền của một nhà đầu tư khác giảm xuống ngưỡng thấp cụ thể sẽ phát tín hiệu họ có có thể bị thanh lý tài sản. Thì những “cá mập” có thể hùa vào bán tháo số tiền họ cũng nắm giữ để mức giá tiền tiếp tục giảm thấp hơn và đẩy nhà đầu tư vào thình trạng bị thanh lý tài sản nhanh hơn.
Khi các tài khoản lâm vào tình cảnh không đủ sức gánh gồng trả nợ thì họ sẽ buộc phải tiến hành thanh lý. Cá mập sẽ nhận hoa hồng và phí thanh lý, thường thì từ 10-15%.
Tuy vậy hoạt động thanh lý không phải là nguồn thường xuyên liên tục và có thể đem lại lợi nhuận cho các cá mập. Do đó họ cũng phải chờ đợi thời cơ thích hợp.
Có những lúc dù số lượng tài khoản thanh lý lớn nhưng phí thanh lý kiếm được cũng không ổn định.
Nhiều thời điểm hiện nay, thị trường không chỉ là sự cạnh tranh giữa các đồng mã hóa hay các nhà đầu tư mà chính là cuộc chiến của những người đẩy hoạt động thanh lý diễn ra nhanh nhất.
Với nhiều nhà đầu tư, đó là “hành động tấn công”. Thế nhưng với các cá mập thì phủ nhận điều đó. Họ lại phản bác rằng đó là hoạt động cần diễn ra cho thị trường cho vay nhằm tránh nợ xấu cho các nền tảng.
Như vậy có thể thấy thị trường tiền mã hóa đang trong những ngày tồi tệ nhất, nhiều nhà đầu tư mất trắng, gánh nợ chỉ sau một đêm. Sự lao dốc không phanh của tiền mã hóa do tác động suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên nó cũng khẳng định một điều đó là đầu tư tiền mã hóa có thể về con số 0 bất kỳ lúc nào bất chấp những tăng trưởng khổng lồ trước đó. Do vậy các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Các ông lớn đồng loạt “quay xe” lấn sân gom khách vỉa hè