Ghi nhận cho thấy lượng tiền gửi trong dân hiện thấp 1/3 so với trước đây khi chưa xảy ra dịch Covid-19. Cùng với đó trái phiếu Chính phủ cũng trúng thầu với tỷ lệ thấp, chỉ 11.7%. Vậy nguồn vốn đang dồn vào kênh nào?
Công bố của ngân hàng Nhà nước về tín dụng, huy động vốn thời điểm 2021 đã có tín hiệu khả quan hơn so với năm trước.
Tiền gửi từ phía các tổ chức ghi nhận mức tăng trưởng cao tới 15.7% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng tiền gửi trong dân ghi nhận giảm mạnh chỉ còn 3.1% so với cùng kỳ (con số này trước khi dịch đạt 10.8%). Một tong những nguyên nhân khiến huy động tiền gửi từ dân thấp có thể do lãi suất suốt 2 năm qua ở mức thấp.
Một số nhận định cho rằng năm 2022 tình trạng này sẽ cải thiện hiệu quả khi hiện lãi suất huy động đã ở ngưỡng có thể chạm đáy và có xu hướng nhích lên trong thời điểm cuối năm.
Ở nhóm Ngân hàng nhà nước với biểu lãi suất ít thay đổi cũng ghi nhận nhích lên 0.2-025%.
Khi tiền gửi từ dân huy động giảm thấp sẽ khiến thanh khoản trong ngân hàng không mấy êm ả buộc nhà điều hành thực hiện bơm ròng sau nghỉ Tết, điều hiếm gặp suốt những năm qua.
Lãi suất liên ngân hàng ghi nhận ở mức cao hơn so với thời điểm trước. Cuối tháng 2 kết phiên giao dịch ghi nhận 2.5% qua đêm, 2.59% 1 tuần, 2.57% 2 tuần và 2.46% 1 tháng.
Trái phiếu Chính phủ ghi nhận phân khúc thứ cấp có chiều hướng tăng mạnh hơn với kỳ ngắn hạn. Trong đó kỳ hạn 5 năm trở xuống ghi nhận lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Điều này gây ra mối lo ngại với vấn đề lạm phát cũng như rủi ro địa chính trị. Cụ thể: 1 năm ở mức 1.08%, tăng cao 0.21 điểm; 3 năm ở mức 1.23 %, tăng cao hơn 0.18 điểm; 5 năm ở mức 1.23%, tăng cao 0.12 điểm; 10 năm ở mức 2.21%, chỉ tăng 0.01 điểm; 15 năm ở mức 2.54%, không tăng và 20 năm ở mức 2.85%, tăng 0.02 điểm.
Vừa qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện gọi tổng thầu sơ cấp 6.5 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Kết quả huy động chỉ đạt 761 tỷ đồng với tỷ lệ trúng thầu đạt ở mức khiêm tốn 11.7%.
Ở kỳ hạn ngắn 10 năm, 30 năm đã thực hiện huy động thành công. Tuy nhiên các kỳ hạn dài như 7, 15 hay 20 năm thất bại.
Do vậy hiện Quý I kế hoạch phát hành chỉ đạt khoảng 31% và năm 2022 chỉ đạt kế hoạch phát hành 8%.
Các chuyên gia dự đoán Kho bạc Nhà nước sẽ tăng nhu cầu phát hành trái phiếu thời gian tới. Đồng thời nguồn cung trái phiếu năm 2022 theo đó sẽ cao hơn bởi lợi suất trái phiếu cũng tăng nhẹ.
Những dấu hiệu về tiền gửi trong dân giảm, mức lãi suất liên ngân hàng neo cao, trái phiếu Chính phủ huy động tỷ lệ thấp ở ngưỡng sơ cấp. Ngược lại tín dụng lại tăng mạnh. Điều này đã phản ánh thị trường vốn đang chuyển động với áp lực đè lên hệ thống tín dụng.
Như vậy có thể thấy sau quý 2.2022, lãi suất có thể sẽ thay đổi tăng cao và lạm phát có thể sẽ gõ cửa.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Xử lý doanh nghiệp “ôm” đất rồi “lặn tăm”