Công khai đăng bán trên các hội, nhóm, hàng loạt các nick Facebook chào mời đổi tiền giả giống như thật. Ở giao dịch nhỏ thì người mua trả 1 nhận lại mười. Còn giao dịch càng lớn thì tỷ lệ nhận sẽ càng cao hơn, tùy thỏa thuận.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Gần đây, tại An Giang, cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam với một đối tượng tên Trịnh vì hành vi lưu thông, tiếp tay cho tiền giả ra thị trường.
Kết quả điều tra cho thấy, Trịnh ra TPHCM và giao dịch với nick Facebook của một người tên Trung để đặt mua tiền giả 5.000đ. Trịnh chỉ mua 50.000đ tiền thật và nhận được gấp 5 lần tiền giả.
Sau đó, Trịnh gửi số tiền giả này về An Giang qua xe khách cho bà Hường (mẹ vợ Trịnh). Khi nhận được, bà Hường cùng em gái tên Tiến đã mang số tiền giả này ra chợ Châu phú (An Giang) tiêu thụ. Lần đầu mua bán thì tró lọt nhưng lần sau, tiệm bán hàng cảnh giác nên bà Tiến đã bị phát hiện.
Cảnh sát điều tra tiến hành khám xét và thu lại 49 tờ tiền giả bà Tiến sở hữu. Bà Hường lo sợ nên ra đầu thú về hành vi nhận tiền giả từ con rể của mình để cho em gái lưu thông. Sau những vận động của cơ quan điều tra, con rể bà Hường là Trịnh đã chịu ra thú tội. Hai bà lúc này được tại ngoại.
Lướt Facebook, vào các hội nhóm mua bán, không quá khó để tìm kiếm các thông tin rao bán tiền giả. Công an đã nhiều lần vào cuộc và phanh phui các vụ án này nhưng chỉ được một thời gian, đâu lại vào đó, hoạt động này diễn ra hầu như công khai.
Một nick Face T.M.T đã đăng trong nhóm “Rao vặt online”, tiền giả giống y thật, chủ yếu là mệnh giá 50.000đ; 200.000đ và 500.000đ. Nick này đưa ra giá 1 ăn 10, người mua trả 1 triệu nhận 10 triệu. Người mua số lượng càng lớn thì sẽ được tăng thêm tiền giả nhiều hơn.
Nếu tím kiếm trên công cụ với những cụm từ như tiền giả, chuyên tiền giả số lượng lớn, đổi tiền giả… thì ra vô số các nick đăng bán tồn tại thông tin trao đổi, kèm cả số điện thoại. Tất cả đều cam kết giống y như thật, dùng vào bất kỳ giao dịch hàng ngày nào đều không thể bị phát hiện như đổ xăng, mua rau, mua thịt ngoài chợ… Người muốn đổi tiền phải đặt cọc hoặc chuyển khoản trước rồi sẽ có những hướng dẫn tiếp theo.
Chúng tôi có gội vào số điện thoại trên một nick Facebook thì được trao đổi rằng, phải mua tối thiểu 1 triệu tiền thật, sẽ nhận lại 10 triệu tiền giả, giao dịch chỉ hơn 1 giờ đồng hồ khi chủ nick nhận được tiền cọc thì sẽ có người liên hệ giao tiền giả tại Hà Nội. Tiền cọc là thẻ cào 200.000đ và địa chỉ muốn nhận tiền giả. Nhận được thẻ cào thành công thì chủ nick sẽ xác nhận và chờ nhận hàng. Chúng tôi ngỏ ý mua thử một ít trước thì chủ nick từ chối, thỏa thuận tối thiểu trong trường hợp này là 500.000đ thì mới nói chuyện tiếp.
Trao đổi với phía công an, chúng tôi được biết, đa phần các nick đăng Face công khai là đánh vào lòng tham của người mua. Các nick này yêu cầu chuyển cọc nhưng sau đó lặn mất tăm, người mua bị lừa. Cũng chỉ có một số ít người do ít tiếp xúc va chạm và không cảnh giác, đang “khát” tiền nên dính bẫy.
Thực tế, nạn tiền giả đang hoành hành, chúng được vào nước ta qua biên giới. Vừa qua, đồn biên phòng Lạng Sơn đã bắt được gần 600 triệu đồng tiền giả đang vào nội địa để mang đi tiêu thụ. Mệnh giá tiền giả là 200.000đ, các đối tượng khai mua ở chợ Trung Quốc với 100 triệu tiền thật.
Ngoài ra, Biên phòng Tân Thanh cũng phát hiện 110 triệu đồng tiền giả đang được chuyển vào nội địa nhưng đối tượng chỉ là người chuyển thuê để nhận 1 triệu tiền công.
Cơ quan chức năng cho rằng, ngoài những vị tiền giả bị chặn tại cửa khẩu để bắt giữ vẫn có những vụ vận chuyển trót lọt. Khi vào nội địa thì Facebook lại chính là kênh khiến các đối tượng buôn tiền giả lộng hành và đang tạo ra kẻ hỡ cho hoạt động này ngày càng sôi động, dễ dàng hơn.