Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Tiền Giang, khu vực được coi là vựa trái cây của cả nước thời gian qua đã có những tín hiệu đáng mừng khi con số xuất khẩu tăng cao, thu về lượng ngoại tệ lớn cho kim ngạch xuất khẩu.
Tại tỉnh Tiền Giang trong năm vừa qua con số xuất khẩu lên đến trên 10.000 tấn, nguồn ngoại tệ thu về đạt 17 triệu đô, tăng về giá trị lẫn chất lượng.
Hàng loạt các sản phẩm trái cây tại địa phương như xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, thanh long, vú sữa, bưởi da xanh… đã vươn ra quốc tế và chinh phục những thị trường khó tính, khắt khe.
Với trái thanh long, con số diện tích 5.000ha đã mang đến nhiều tín hiệu vui khi thị trường Trung Quốc rộng lớn không còn là thị trường duy nhất mà đã có thanh long của đơn vị hợp tác xã tại Tịnh An, Chợ Gạo, An Giang đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá thành cao hơn nội địa 10%.
Ông Hiền, một xã viên của hợp tác xã chia sẻ, gia đình ông trồng hơn 1ha thanh long sạch theo tiêu chuẩn Vietgap, nhờ tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng canh tác an toàn sinh học, hoàn toàn không còn tồn sư thuốc bảo vệ thực vật trên trái. Khi sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sinh học này thì thanh long cho hiệu quả năng suất cao với trái to, đều, đẹp, kích cỡ đồng đều, hoàn toàn không phải lo lắng vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Không chỉ có thanh long, nhiều trái cây đặc sản của khu vực như vú sữa Lò Rèn của nông dân các khu vực Cai Lậy, Châu Thành cũng được cấp mã code để vào thị trường khắt khe khó tính là Hoa Kỳ. Đại diện xã Mỹ Long, Cai Lậy chia sẻ, xuất khẩu trái cây sang nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn cao nên so với trước đây ý thức người nông dân đã tuân thủ nghiêm ngặt và chặt chẽ sản xuất.
Tại Bến Tre, hiện tại cũng có gần 40.000 cây ăn trái chuyên canh với 5 chủng loại trái cây chủ lực như bưởi da xanh, nhãn, chôm chôm, măng cụt với sản lượng đạt 400.000 tấn/năm. Với nỗ lực của cả chính quyền và người nông dân nên những mô hình sản xuất sạch như Vietgap đã cho ra đời những trái cây sạch, đủ tiêu chuẩn để “cất cánh” thành công tới những thị trường khắt khe, khó tính như thị trường Hoa Kỳ.
Trong năm 2019, nhiều mặt hàng trái cây tươi hứa hẹn sẽ tăng mạnh
Phía Nam hiện nay liên tục tăng diện tích trái cây, đặc biệt từ năm 2013 đến nay đồng loạt tăng mạnh, khoảng 4.2%/năm. Năm 2018, diện tích trái cây khu vực phía Nam ước đạt 596.331ha (chiếm khoảng 60% diện tích cả nước); với tổng sản lượng đạt khoảng 6.6 triệu tấn, chiếm 67% sản lượng cả nước.
ĐBSCL là vùng trọng điểm cây ăn trái với diện tích chiếm chừng 58% toàn khu vực phía Nam. Dù bên cạnh những triển vọng đã đạt được trong xuất khẩu trái cây thì cũng còn những hạn chế còn tồn đọng, đặc biệt tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Đại diện Liên hiệp các Hợp tác xã chia sẻ, dù tiềm năng xuất khẩu trái cây vào thị trường khắt khe khó tính đang rộng cửa nhưng trái cây của ta còn chưa đạt chất lượng. Bà con nông dân sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn Vietgap, bao trái, quản lý sâu bệnh chặt chẽ với hy vọng mang sản phẩm đến thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu.