Mặc dù Bộ Nông nghiệp có đưa ra chính cấm sử dụng các chất kháng sinh, các chất kích thích thúc đẩy tăng trưởng trong vật nuôi từ 2018 tới. Nhưng xem chừng với việc sử dụng các chất cấm tràn lan, vô tội vạ, không kiểm soát như hiện nay thì thực phẩm “ngậm” kháng sinh tới người tiêu dùng vẫn còn phổ biến.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Sử dụng kháng sinh tràn lan
Trước đó, hàng loạt các chất cấm khiến lợn lớn nhanh như thổi rộ lên như vàng ô, salbutamol bị cấm thì tiếp tục đến chất kháng sinh đã ở mức báo động đỏ. Chúng bị lạm dụng một cách vô tội vạ, thái quá trong mọi hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản. Việc sử dụng bừa bãi đó dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho súc khỏe người tiêu dùng và trở thành thực trạng nhức nhối của cả ngành chăn nuôi.
Với người nông dân, khi vật nuôi ốm đau, họ tự trở thành bác sĩ bất đắc dĩ, ít người lựa chọn phương án nhờ bác sĩ thú ý khám, kiểm tra, họ tự ý mua thuốc kháng sinh tại hiệu thuốc và chữa bệnh theo phán đoán của mình.
Ngoài ra, chưa kể đến trong những loại thức ăn, cám tăng trọng hiện nay mà người nông dân sử dụng trong chăn nuôi đã được các đơn vị sản xuất lạm dụng kháng sinh trong thành phần cám nhằm kích thích tăng trọng cho vật nuôi.
Nhiều vùng dịch bệnh xảy ra hiện nay là do vật nuôi không có sức đề kháng, nguyên nhân cũng chính từ việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi. Người nông dân tự chữa bệnh, may đúng thì vật nuôi khỏi nhờ thuốc, còn không thì chúng sẽ miễn nhiễm, nhờn với mọi loại kháng sinh. Từ đó, chúng không còn khả năng đề kháng và miễn dịch nên khó có thể phòng chống với bệnh tật, khiến chúng ốm yếu, dịch bệnh.
Trên thế giới cấm sử dụng kháng sinh nhưng tại Việt Nam, cả kháng sinh cho vật nuôi và cho người có thể mua tại mọi cửa hàng thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không có đơn kê theo bác sỹ cũng có thể mua. Do vậy, nước ta cần tiến tới cấm sử dụng kháng sinh, mọi đơn thuốc phải được chỉ định của bác sỹ thú y nhằm hạn chế tồn đọng kháng sinh trong thực phẩm cũng như không gây nhờn thuốc, thoát được thực trạng bế tắc trước các bệnh truyền nhiễm.
Cùng với đó các vấn đề về giám sát chặt việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Thế giới chỉ dùng kháng sinh chữa bệnh chứ hoàn toàn không dùng kháng sinh kích thích tăng trưởng như nước ta. Do đó cần kiểm tra và xử phạt nghiêm với hành vi lạm dụng kháng sinh “quá liều” trong thức ăn chăn nuôi, phải cấm tiêu thụ và tiến hành xử phạt nặng, nghiêm minh.
Thực trạng, hệ lụy nhức nhối
Không ít đơn vị, cá nhân đã bị xử phạt nghiêm minh về hành vi sử dụng kháng sinh sai trái, không đúng mục đích, không được phép bán, bán sai đối tượng, không được phép sản xuất… Không ít hộ nuôi thủy hải sản còn rắc trực tiếp kháng sinh xuống ao nuôi, kể cả loại cấm sử dụng như Enrofloxacin. Hộ nuôi gia súc, gia cầm thì mua về hòa cho vật nuôi uống.
Dù Bộ Nông nghiệp đã tăng cường quản lý nhưng thực trạng vẫn còn vô cùng nhức nhối. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của hai Bộ là Bộ y tế và Bộ Nông nghiệp để giám sát, kiểm soát chặt kháng sinh cho người và cho vật nuôi.
Việc cấm không có nghĩa là hoàn toàn không sử dụng mà sử dụng khôn ngoan, có kê đơn theo toa thuốc của những người có chuyên môn, tránh nhờn thuốc cũng như tồn dư. Không được kích thích tăng trưởng bằng kháng sinh mà phải chọn con giống tốt, quy trình nuôi chuẩn và thức ăn đảm bảo khoa học.
Dù tăng cường quản lý nhưng thực trạng dùng kháng sinh trong chăn nuôi rất nhức nhối, vì đâu trẻ dậy thì sớm, vì đâu điều trị mãi bằng thuốc mà không khỏi?… đó chính là hệ lụy đau lòng từ việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi mà người tiêu dùng vẫn phải chịu trận.