Vẫn là kịch bản do xăng tăng giá nên các tiểu thương khắp chợ thủ đô đang đẩy giá các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu lên cao.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Cao nhất là các mặt hàng sử dụng hàng ngày như rau củ, thịt cá ngày càng tăng cao. Hàng thì vẫn phong phú đủ loại, số lượng cần bao nhiêu cũng có nhưng giá cả leo thang là bởi do khâu vận chuyển phụ thuộc vào giá xăng. Do đó, xăng tăng cũng kéo theo các mặt hàng này tăng theo.
Khảo sát mặt hàng thực phẩm tại các chợ Vĩnh Hồ, chợ Khương Đình (Thanh Xuân); chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy)… hầu hết các mặt hàng rau củ quả tăng cao đột ngột. Với mặt hàng hành gia vị tươi lá tăng cao hơn 3 lần, đạt mức 60 nghìn đỗi mỗi kg. Giá của rau bắp cải, cà chua hay cải xanh đều tăng tới gấp đôi so với trước. Các loại củ quả khác tăng thấp nhất 30% so với trước đây một tuần.
Bà Hằng, bán rau chợ Khương Đình cho hay, bà đi lấy hàng, rau cỏ các loại tăng cao, gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp cả bốn lần. Trong khi hàng không khan hiếm.
Các sản phẩm lương thực thiết yếu cũng tăng hơn đầu tháng đến 5%.
Nhiều sản phẩm thực phẩm thịt cá như gà, bò, lợn đều nhích lên. Thịt bò bắp khu chợ Nghĩa Tân giá 270.000đ/kg; gà thịt sẵn giá 150.000đ/kg; cá trắm, cá chép giá trên 70.000đ/kg. Mỗi loại đều nhích cao hơn trước 3.000đ.
Bà Mai, tiểu thương chuyên bán thịt tại khu chợ Vĩnh Hồ (Thanh Xuân) chia sẻ, các mặt hàng thịt lợn hiện nay liên tục tăng giá nên người mua chững lại, bà bán cũng không được nhiều hàng. Mỗi ngày bà chỉ bán được chừng 30kg thịt là kịch kim.
Hầu hết các mặt hàng thực phẩm, lương thực sử dụng hàng ngày đều tăng hơn trước nhưng các chợ đầu mối đều cho biết nguồn hàng không hề khan hiếm mà về chợ rất dồi dào, phong phú. Các tiểu thương giải thích việc hàng hóa nâng giá lên là chịu ở khâu vận chuyển do xăng tăng giá cao. Nên công việc kinh doanh cũng phải nâng lên.
Trao đổi với quản lý chợ Khương Đình, chúng tôi được biết, cơ quan quản lý cũng tiến hành kiểm tra nhưng cũng không thể can thiệp sâu. Khi có sự tăng bất thường đột biến thì cấp quản lý sẽ đi kiểm tra thực tế, thống kế và khuyến cáo với người bán để báo cáo cấp trên có những chỉ đạo thiết thực trực tiếp cho việc bình ổn giá. Quản lý chờ này cũng cho rằng xăng tăng giá thì chắc chắn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khâu vận chuyển lưu thông thực phẩm, lương thực từ gốc đến chợ.
Trước thực trạng các mặt hàng thực phẩm, lương thực, nhu yếu phẩm hàng ngày tăng cao, lãnh đạo Sở Công thương HN đang rà soát chặt chẽ thị trường, kiểm soát giá cả và cân đối nguồn cung, cầu. Sở cũng phối hợp với các vùng lân cận nhằm lưu chuyển lương thực, thực phẩm vào Hà Nội nhằm tạo sự ổn định trng nguồn cung, đảm bảo bền vững, ổn định và phục vụ mọi nhu cầu của người dân dài lâu nhất. Không có sự khan hiếm hàng hóa tác động đến biến động giá cả, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.