Thực phẩm bẩn, còn đâu niềm tin vào con người?
Từ gạo đến thịt cá, rau quả và trái cây cùng nhiều thực phẩm chế biến khác đang mang lại nỗi sợ hãi cho toàn xã hội.
Người ta hoang mang đến mức ngay cả hít thở thôi cũng bị nhiễm bận. Và không còn niềm tin vào đồng loại, vào những thứ mà người ta bán cho bữa cơm của mình.
Lợi nhuận đem lại bằng cách lấy đi đạo đức, trách nhiệm của những người sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm, hệ lụy là kéo theo một xã hội đang bị đầu độc công khai.
Quản lí về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam là một vấn đề nan giải, và đến nay vẫn chưa tìm được lối đi, giải quyết sự rối rắm này. Bộ y tế, bộ Công Thương và Nông nghiệp phân tích và đổ lỗi cho nhau. Chính vì không có ai chịu trách nhiệm, mà độ an toàn của thực phẩm ngày càng giảm xuống.
Theo tính toán của các chuyên gia, thì mỗi người dân, nạp khoảng vài chục chất phụ gia không tốt cho sức khỏe mỗi ngày.
Phụ gia là một chất không có ý nghĩa dinh dưỡng, nhưng những người buôn bán và chế biến, sản xuất lại thường cho vào thực phẩm. Với những loại phụ gia cho phép, giúp tạo màu, vị hay độ dẻo, giòn và dai đều được bộ y tế cho phép. Tuy nhiên, chính vì quy định lỏng lẻo, mà người ta sử dụng phụ gia vô tội vạ, đem đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, và cũng là nguyên nhân của hàng loạt những căn bệnh nan y.
Theo các chuyên gia, thì trong các loại thực phẩm chế biến sẵn được bày bán ở các chợ và siêu thị, mỗi loại chứa ít nhất 6-7 loại phụ gia, có những sản phẩm mà số chất phụ gia lên đến con số 20.
Chính vì pháp luật chưa quy định số chất phụ gia được sử dụng tối đa cho một loại sản phẩm và hàm lượng cho phép mà chất phụ gia được sử dụng một cách bừa bãi.
Với các nước tiên tiến, người ta luôn lựa chọn và chuộng các đồ ăn tươi thì Việt Nam lại sử dụng phụ gia để bảo quản.
Chính vì cách làm việc như thế, mà mỗi ngày, người dân hấp thụ vào cơ thể hàng chục chất phụ gia.
Và sức khỏe trong 5, 7 năm nữa của toàn xã hội là một điều đáng lo ngại.
Chính vì xã hội còn rối ren, pháp luật chưa chặt chẽ, các cơ quan chức năng chưa vào cuộc, nên cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng là chính họ phải biết cách tự vệ trước thực phẩm không sạch.
Muốn làm tốt điều này, người dân cần hiểu biết pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ hai, cần lựa chọn nơi mua các thực phẩm, thức ăn, như mua của những chỗ bán hàng có uy tín, chất lượng và thân quen.
Loan Nguyễn – Thị Trường 60s – Kênh Tin tức thị trường tiêu dùng tổng hợp và nhanh nhất hiện nay
Xem thêm