Sau đại dịch Covid-19 khiến nhà nhà lao đao, tới ảnh hưởng của giá xăng dầu nên thức ăn cho tôm nuôi đều tăng mạnh. Trong khi đó thì giá tôm thương phẩm lại không tăng khiến cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Giá thức ăn cho tôm chưa có hồi kết
Vào cuối của tháng 4 năm 2022, công ty Japra Comfeed Việt Nam ở khu vực của phía nam đã thông báo về điều chỉnh giá của sản phẩm thức ăn cho gà thịt và áp dụng cho trại với mức giá là 400 đồng/kg. Bên cạnh đó, áp dụng bắt đầu từ ngày 3//5/2022.
Nguyên nhân được cho công ty này tăng giá thức ăn là nguyên liệu để chế biến , sản xuất thức ăn tăng, biến động mạnh mẽ. Tương tự đó, công ty Trách nhiệm hữu hạn Emivest Feedmill Việt Nam cũng đã đưa ra thông báo về điều chỉnh cho giá thức ăn chăn nuôi tăng lên 400 đồng/kg bắt đầu từ ngày 1/5. Do đó, công ty TNHH De Heus bắt buộc phả tăng giá lên bởi áp lực về giá nguyên liệu sản xuất thức ăn tăng cao.
Thông báo từ công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Long Thăng đã gửi tới cho các khách hàng tăng giá cho mọi mã số thức ăn nuôi tôm chân trắng, tôm sú là 1,500 đồng/kg.
Theo như doanh nghiệp thông báo, lý do giá tăng cao là nhằm đảm bảo được chất lượng giúp quý khách có thể an tâm dùng trong giai đoạn giá cả biến động hiện nay. Hầu hết những nguyên liệu sản xuất đều tăng cao nên các công ty đều đồng loạt chỉnh giá.
Bên cạnh đó, thức ăn cho nuôi cá cũng bắt đầu tăng liên tục. Vào năm 2020, bao cám có trọng lượng 25kg có giá khoảng 330.000 đồng nhưng nay đã tăng lên 420.000 đồng. Trong khi đó thì giá bán các loại cá thành phẩm đều không tăng.
Theo như công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam cho biết, dịch covid đến đã tác động tới giá vật tư tăng cao, trong đó có cả thức ăn cho chăn nuôi,
Theo như Tổng cục Thủy sản, bắt đuầ từ giữa năm 2020, giá các nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản đang có dấu hiệu tăng cao, càng tới cuối năm 2020 tới 2021 giá tăng mạnh mẽ. Tới nay, giá chưa giảm.
Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và thủy sản được xem là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên khi nguồn cung thiếu hút, vừa sản xuất vừa phải chờ các nguyên liệu dẫn tới việc hoạt động về sản xuất phải bị đình trệ.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành chế biến thức ăn không mua được các nguyên liệu từng quý, từng năm như thời điểm trước mà chỉ mua theo tháng.
Hộ dân đều kêu khó
Theo như báo cáo từ phía Tổng cục Thủy sản, hiện nay ở trên cả nước có tới 121 cơ sở về chế biến thức ăn đã cung cấp về chứng nhận đủ điều kiện về sản xuất. Trong đó thì có tới 58 cơ sở được đầu tư từ nước ngoài. Hiện công suất đạt tối đa khoảng 5,2 triệu tấn/năm. Trong đó thì thức ăn nuôi tôm đạt 1,7 triệu tấn.
Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Đình Luân ch obieets, nguyên nhân khiến cho giá thức ăn tăng cao bởi nguyên liệu sản xuất các thức ăn này đều tăng cao. Giá nguyên liệu tăng bởi do dịch covid ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu trên toàn cao khiến cho cước vận chuyển hàng hóa bắt đầu tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu ở Việt Nam thiếu lại là một trong những lợi thế ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ…. Những nơi này lại chịu ảnh hưởng từ dịch nặng lề, chiến sự của Ukraina và Nga.
Trước tình trạng đó, ông Đình Luân đã cho biết, cần phải triển khai giải pháp về kiểm soát chất lượng, giá thức ăn giúp cho người dân vững tin, ổn định trong quá trình nuôi và sản xuất, tránh bị lợi dụng khiến giá tăng lên một cách bất hợp lý.
Trước tình hình đó, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với sở, địa phương, ngành, đặc biệt là hiệp hội và hợp tác xã hướng dẫn những người nuôi tôm có thể tiết kiệm được chi phí và đảm bảo được thức ăn, con giống đạt chất lượng để có thể giảm bớt những khó khăn một cách hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp