Khí hậu bất thường cộng dịch bệnh bùng phát đã trở thành nguyên nhân gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Khí hậu đang biến đổi với những nghịch lý kỳ dị, bất thường đã khiến người làm nông ở Tây Nguyên khốn đốn. Năm ngoái thì hạn khốc liệt ngay trong mùa mưa. Năm nay thì mưa dầm, mưa dề ngay giữa mùa khô. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Người trồng cây cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ… như đang trong canh bạc với trời. Vườn hồ tiêu, sầu đang xanh đột nhiên đổ bệnh, chết hàng loạt; bơ, điều đang đơm bông bỗng gặp mưa dầm dề chẳng thể đậu trái.
Những cơn mưa ngoài mong đợi!
Ngay từ đầu năm nay, những cơn mưa dầm đã xuất hiện trong mùa khô Tây Nguyên. Mưa khiến thiệt hại nặng nề cho những cây đặc trưng của vùng như cà phê, tiêu, điều, bơ, sầu riêng cùng như nhiều giống ngắn ngày khác. Hàng ngàn hecta tiêu vùng Dak Lak đã chế.
Vườn điều của anh Hùng thôn 2A, xã Eo Ô, huyện Ea Kar với 700 trụ nay mưa đã khiến 500 trụ tươi tốt chết héo.
“Mưa rồi lại nắng lên càng khiến tiêu chết nhiều. Diện tích còn lại tiếp tục úa lá, gia đình đầu tư nhiều biện pháp chăm bón nhưng không có kết quả”, anh Hùng xót xa chia sẻ.
Vườn bơ 3ha của ông Tùng thông 4, xã Eo Kpam, huyện Chư M’Gar mỗi năm cho 15 tấn bơ với doanh thu trên 1 tỷ đồng thì nay không có để thu hoạch.
Ông Tùng cho hay: “năm ngoái nắng hạn, năm nay mưa sớm, giống bơ Booth không chịu được thời tiết bất thường. Bơ đang trổ bông gặp mưa hỏng hết không cho trái nên ai trồng bơ cũng thất thu”.
Côn trùng lạ, bệnh, nấm bùng phát mạnh
Không chri tiêu, bơ, sầu riêng ở đây cũng ảnh hưởng nặng nề từ đợt mùa trái mùa khiến hơn 150ha đã chết. Ông Hiển, thị trấn Phước An vô cùng lo lắng chia sẻ, hơn 30 trong đời trồng sầu riêng, đây là năm đầu tiên ông chứng kiến hiện tượng bất thường kỳ lạ này.
“Sầu riêng khi gặp mưa trái mùa sẽ bí héo lá ở đầu ngọn, dần dần lan héo xuống dưới cành, thân cây và rụng trụi lá. Nhiều gia đình mời cả kỹ sơ về đổ thuốc dưới gốc cây, phun thuốc vào lá nhưng khoogn cứu vãn được. Tình trạng này khiến gia đình bị thiệt hại nặng nề vì 76 gốc sầu riêng của gia đình năm trước cho hơn 40 tấn với doanh thu hơn 1 tỷ đồng”, ông Hiển ngậm ngùi.
Điều là giống cây dễ thích ứng nhất với sự biến đổi khí hậu nhưng năm nay cùng bị mất mùa toàn khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đắk Nông có 1.500ha điều nhưng năng suất ước chừng bằng 1/3 vụ năm trước.
Nguyên nhân gây hiện tượng này là đang ở mùa khô nhưng điều ra hoa gặp mưa tức thì khiến không thể đậu quả. Ba huyện phía Nam, Lâm Đồng còn xuất hiện bọ xít, muỗi, dịch thán thư khiến hàng ngàn ha điều khô cháy, thiệt hại chừng 850 tỷ đồng.
Nhìn vườn điều tàn lụi, xơ xác với 3 ha, bà Lan ở thị trấn Madagui, huyện Đa Huoai rầu rĩ chia sẻ: “Gia đình tôi vừa đầu tư, chăm sóc, dọn dẹp vườn điều đảm bảo kỹ thuật để tránh sâu bệnh nhưng không hiểu lý do từ thiên tai hay dịch bệnh mà giờ đây điều chết từ cành đến thân”
Tại Đà Lạt, khu vực tưởng chừng khí hậu lý tưởng để mọi loại cây, quả phát triển nhưng những năm gần đây liên tiếp xuất hiện thời tiết cực đoan. Nối tiếng là xứ sở mát mẻ, lạnh nhưng nhiệt độ giờ tăng lên 27 độ C. Mưa đá, lũ quét, dịch bệnh cũng bùng phát.
Ông Dũng sống ở Phường 7, TP Đà Lạt cho hay, 40 năm sinh sống ở đây, giờ khí hậu thay đổi ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, đặc biệt mưa thì quá nhiều và nắng ngày càng gay gắt.
Ông chia sẻ: “Tháng 6 nhưng Đà Lạt chẳng khác xứ nóng, phải dùng quạt. Nhiều thời điểm tìm từng giọt nước cứu rau nhưng khi cứu xong thì gặp ngay trận mưa đá, mưa lớn dập nát. Chưa kể còn côn trùng lạ, nấm bệnh mà nhà khoa học cũng chỉ giải thích do thời tiết”.
Thời tiết cực đoan xuất hiện được xem là biến đổi khí hậu, thiên tai. Nhưng đây là hệ quả, là cái giá phải trả khi suốt mấy chục năm qua, môi trường sinh thái nơi đây đã bị hủy diệt, phá vỡ do con người khai thác vô tội vạ, chỉ làm theo cái lợi mà không bảo vệ môi trường.