Người tiêu dùng luôn thích sản phẩm thịt “nóng” bán ở chợ đã khiến nguồn cung ứng thịt sạch gặp khó. Thịt ở chợ dễ nhiễm vi sinh vì không được bảo quản và kiểm soát từ khâu giết mổ, lưu chuyển và bày bán ở các sạp tại chợ.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Thịt ở chợ nhiễm khuẩn
Những mẫu thử nghiệm thịt từ chợ nhiễm khuẩn Ecoli dù chưa phải là đại diện toàn bộ nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo người tiêu dùng về thực trạng không an toàn, mất vệ sinh tại các khu chợ hiện nay.
Bà Lan- trưởng BQL ATTP TPHCM nêu quan điểm, bà đồng thuận với ý kiến thịt nhiễm khuẩn ở khâu giết mổ, khâu kinh doanh không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh. Các cấp quản lý đang tập trung để khắc phục, như lò mổ tại TPHCm đang xây dựng hiện đại để tránh tình trạng thịt nhiễm vi sinh. Các quầy bản lẻ ở chợ truyền thống cần thẩm định và cấp phép khi được nâng cấp sạch sẽ. Vì an toàn và sức khỏe của người dân cần dẹp những điểm bán không đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Những khu chợ cóc, chợ tạm yêu cầu chấm dứt vì điều kiện vệ sinh vô cùng kém.
Phía người tiêu dùng cần bảo vệ mình trước tiên là “ăn chín, uống sôi” và dần thay đổi thói quen, lựa chọn thịt được phân phối bởi dây chuyền hiện đại, bảo quản chặt chẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Giải pháp khắc phục thịt nhiễm khuẩn là tuân thủ toàn bộ quy trình giết mổ hiện đại, công nghiệp. Nhưng hiện tại đang nghịch lý khi lò mổ công nghiệp còn khá ít nhưng vẫn ế. Hiện mới đang chỉ sử dụng hết 30% công suất lò mổ.
Thịt sạch đang ế
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch HH Chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ, thông tin thịt nhiễm vi sinh gây khốn đốn cho người chăn nuôi bởi khó tiêu thụ nhưng nó là cơ hội thức tỉnh người tiêu dùng cần thay đổi thói quen bấy lâu nay, hướng đến sử dụng thịt sạch.
Ông Công cho rằng do sức đề kháng của người dân còn tốt, thịt nấu chín khi ăn nên không gây ra ngộ độc, người dùng chưa thấy độ nguy hiểm của vấn đề vệ sinh. Nhiều đơn vị cung ứng thịt sạch đạt tiêu chuẩn nhưng người dân không mặn mà, người tiêu dùng muốn đơn vị mang xelanhj ra chợ, ra vỉa hè mua cho tiện. Đặc biệt, người dùng sờ vào thịt lạnh thì họ không hài lòng vì họ ưa dùng thịt nóng. Dù kiên trì giải thích khoa học nhưng cũng không hiệu quả.
Cần có sự quản lý chặt chẽ những khu điểm quản lý thịt ở nhiều khu vực vì hiện tại mới chỉ kiểm soát tại chợ đầu mối.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, chợ sỉ thịt heo lớn tại TPHCm, cung ứng chiếm tới 50% thị phần thịt thành phố, vệ sinh thực phẩm đã cải thiện khi thí điểm an toàn.
Ông Trầm Quốc Thắng – PGĐ HTX chăn nuôi khu vực Củ Chi chia sẻ, thịt “phơi” ngoài các khu chợ dễ nhiễm vi sinh vì có thể một con ruồi đậu hoặc tay người cầm thịt rồi cầm tiền là cũng nhiễm khuẩn. Do đó thịt đảm bảo cần được đóng gói, bảo quản nhiệt độ lạnh phù hợp.
Kênh phân phối chậm phát triển
Năm 2005, kênh phân phối hướng hiện đại chiếm 3-5%. Nhưng thời điểm hiện tại sau hơn 10 năm, kênh phân phối này cũng chỉ tăng 10% (trước thời điểm sự cố lò mổ Xuyên Á) và hiện là 20%. Chính tại kênh này, người dùng cũng không thích chọn thịt đóng túi nilon mà chọn thịt cắt sẵn tại chỗ. Đó là cản trở cho phát triển thịt sạch theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc thịt qua bao bì đóng gói.