UBND tỉnh Phú yên đã tổ chức họp khẩn ngày 2.6 về vụ tôm hùm chết hàng loạt tại vùng biển Sông Cầu. Đây là lần đầu tiên, UBND tỉnh tổ chức họp báo đột xuất về sự kiện đang được sư luận đặc biệt quan tâm nhưng câu trả lời quan trọng nhất thì vẫn chưa được đưa ra.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
“Đại tang”… tôm hùm
Theo báo cáo mới nhất từ UBND tỉnh, trên địa bàn thị xã Sông Cầu xảy ra tình trạng tôm hùng nuôi bị chết hàng loạt, nhất là các lồng nuôi đặt sát đấy từ ngày 24.5. Tính đến 1.6, có tới 769.175 con tôm chết trong tổng số 502 hộ nuôi tôm tại khu vực. Tôm chết gồm cả tôm giống lẫn tôm thương phẩm. Lượng tôm chết ước khoàng 350-400 tấn, thiệt hại ước tính trên 700 tỷ đồng. Đáng chú ý là trong số các hộ nuôi tôm bị thiệt hại, tủ lệ hộ mất trắng lên đến 80%, số còn lại thiệt hại trên 50%. Đời sống các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn vì áp lực nộ nần do phải đi vay vốn ngân hàng.
Không khí cuộc họp báo không ngừng “nóng” lên trước những ý kiến chất vấn của đại diện cơ quan chức năng và báo giới. Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng chưa công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu nước thải của cơ sở chế biến thủy hải sản của công ty Nguyễn Hưng – Sông Cầu – nơi nông dân đang nghi ngờ có xả thải trái phép ra môi trường gây ra hiện tượng tôm hùm nuôi bị chết.
Bà Lê Đào Xuân Anh – PGD Sở TNMT Phú Yên cho hay: “Cơ sở Nguyễn Hưng hiện có hai ống xả thải ra biển (1 ống được cấp phép và 1 ống dự phòng). Hai tháng qua cơ sở này bị sự cố về hệ thống xử lý nước thải nên dùng xe di chuyển nước thải đến khu vực khác. Tuy nhiên công ty hoàn toàn không báo cáo sự việc với cơ quan chức năng về sự thay đổi phương án xử lý chất thải này”.
Ông Phạm Kiên, chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu cho biết, nhiều ngày qua chính quyền đã liên tục đối thoại với hàng trăm người dân yêu cầu lãm rõa nghi ngờ về việc cps xả thải trái phép của cơ sở Nguyễn Hưng gây chết cho tôm. Chính quyền cũng hết sức chia sẻ về những thiệt hại của bà con nông dân và vận động hãy bình tĩnh để chờ công bố kiểm nghiệm chính thức nguyên nhân gây chết tôm.
Thiệt hại lớn nhất trong lịch sử
Với mức thiệt hại ước tính trên 700 tỷ đồng được xem là lớn nhất từ trước tới nay với bà con nuôi tôm ở Phú Yên. Nguyên nhân tôm chết hàng loạt mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra vẫn còn rất chung chung: Do mật độ nuôi quá dày dẫn đến ô nhiễm môi trường và thời tiết đột ngột thay đổi. Việc lấy mẫu nước ở các điểm liên quan thực hiện công khai cùng với lấy mẫu của người dân vùng nuôi trên. Tuy nhiên kết quả kiểm nghiệm lại “bặt tăm”.
“Trong nhiều hộ nuôi tôm thiệt hại, tỷ lệ mất trắng chiếm 70-80%. Thiệt hại vô cùng lớn. Chính quyền đã dồn toàn lực giúp dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ Phú Yên vượt qua đợt khó khăn này” – Ông thế cho biết. Tuy nhiên, theo ông Thế, do chưa có kết quả kiểm nghiệm nên chưa thể đưa ra kết luận chính thức cuối cùng về nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt tại Sông Cầu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Minh mẫn, GD Agribank Phú Yên cho hay, đơn vì này cũng đang khẩn trương rà soát, thống kê cụ thể số lượng tôm hùm chết và giá trị của từng hộ để hỗ trợ theo chính sách hiện hành khi người nông dân bị dịch bệnh, thiên tai. Hầu hết người nuôi tôm ở đây đều vay vốn từ Agribank. Thống kê sơ bộ hiện các hộ nông dân nuôi tôm đang có dư nợ tại ngân hàng chừng 200 tỷ và có hộ vay nợ đến 70 tỷ.