Sở dĩ nhận định vậy bởi tới 70% rau quả của nước ta đều hướng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Với con số này đã cho thấy mức độ lệ thuộc là rất cao vào thị trường này. Nếu lưu thông bình thường thì sẽ không có gì đáng nói nhưng bất kỳ sự cố nào khiến thị trường Trung Quốc ngưng nhập khẩu là thị trường rau quả Việt sẽ không kịp trở tay và lâm vào cảnh bi đát, cần ‘giải cứu”.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, rau quả là mặt hàng trong nhóm nông sản, thủy sản có mức tăng trưởng mạnh nhất. Với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 2.67 tỷ USD, tăng tới 45.6% so vời thời điểm cùng kỳ năm trước. Thúc đẩy tăng trưởng cho nhóm mặt hàng xuất khẩu này chính là quá trình hội nhập sâu rộng vào ASEAN của nước ta cũng như ASEAn và các nước khác.
Hoa quả nước ta đã có mặt trên nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như thị trường Mỹ với ản phẩm thanh long, nhãn, vải, chôm chôm; thị trường Nhật, Hàn Quốc, New Zeland với thanh long, xoài; Thị trường Úc với xoài, vải…
Thế nhưng, báo cáo kinh tế Quý III/2017 của Viện Kinh tế và Chính sách cho thấy rõ, Trung Quốc chính là thị trường nhập khẩu lớn nhất, có mức độ tăng trưởng cao vượt trội của nước ta. Trong đó, nhiều nhất là các mặt hàng trong khối nông sản, thủy sản.
riêng với mặt hàng rau, củ, quả, mặt hàng này có lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tới 60% so với cùng kỳ thời điểm năm trước, tính trong 9 tháng đầu năm nay. Đồng thời, tới hơn 70% sản lượng xuất khẩu rau quả của nước ta trong thời gian vừa qua đều hướng tới thị trường Trung Quốc. Con số này đã cho thấy sự phụ thuộc của nguồn hàng xuất khẩu của nước ta vào thị trường này là rất lớn.
Trung Quốc là nước láng giềng, thị trường kế cận và tiêu thụ rất lớn nên khá thuận lợi cho xuất khẩu nước ta, nhất là với mặt hàng nông sản là thế mạnh đặc trưng của nước ta.
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng ngày càng đòi hỏi khắt khe với chất lượng bằng việc đưa ra các rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản của nước ta. Do vậy, chúng ta phải đảm bảo cả về chất và lượng với mặt hàng này mới đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí rà soát của nhà nhập khẩu. Thời gian gần dây, đồng nhân dân tệ liên tục tăng giá cũng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Do vậy, Viện Kinh tế và Chính sách cũng chỉ rõ nếu chúng ta nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thị trường lớn Trung Quốc, nước láng giềng kế bên để chúng ta dồn lực, tập trung cải thiện chất lượng hàng hóa nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường đặt ra thì Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để phá bỏ tình trạng nhập siêu như hiện nay và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Nếu nông sản của ta không đảm bảo được chất lượng đáp ứng yêu cầu nhà nhập khẩu thì chúng ta sẽ lại lặp lại kịch bản khủng hoảng, dư thừa với các mặt hàng nông sản như thời gian qua, cần “giải cứu” như thịt lợn, dưa hấu, vải, bí…