Để thu hút sự quan tâm của khách hàng mới thì các doanh nghiệp vận chuyển phải cạnh tranh bằng giá cả và dịch vụ. Về giá cả là khuyến mại, giảm giá và về dịch vụ là giao hàng nhanh nhất. Tất cả hai yếu tố này đều đẩy doanh nghiệp vận chuyển vào thế khó khi vận hành.
Một ví dụ điển hình là thương hiệu Fridge Mo More, đơn vị vận chuyển đặt trụ sở tại Mỹ. Chỉ 2 tháng đơn vị đã tạo doanh thu kỷ lục lên tới 3.2 triệu USD và dự kiến mức tăng trưởng cao hơn 1.600% so với năm trước. Con số ấn tượng đạt được này chủ yếu nhờ vào các chương trình khuyến mại, tặng quà và giới thiệu khách từ 25-30USD.
Thế nhưng chỉ đến tháng thứ 3 thì Fridge No More đã phải ngừng hoạt động. Cùng hàng loạt các đơn vị vận chuyển khác cũng phá sản trước và sau đó.
Thời điểm 2021, nhà đầu tư đổ 9.7 tỷ USD vào công ty vận chuyển nhanh thì sang năm 2022 mới chỉ vài tháng đã không còn dấu hiệu lạc quan.
Hoạt động hút khách của các đơn vị vận chuyển dựa chủ yếu vào dịch vụ giao hàng nhanh nhất và có nhiều khuyến mãi.
Nghiên cứu của YipitData, tháng 2 có 3 startup vận chuyển lớn của Pháp đã giảm giá cho khách hàng quá nửa thời gian. Getir của Thổ Nhĩ Kỳ khuyến mại 86% đơn hàng tại Pháp. Gopuff của Mỹ cấp mã 70% và có 31% đơn hàng được áp mã.
Ngoài ra các đơn vị vận chuyển quảng cáo là thời gian, 15 phút là con số họ hay dùng. Jokr, đơn vị vận chuyển của Mỹ hoạt động tại thị trường Mỹ, Mỹ la tinh và châu Âu đã cam kết giao hàng tối đa trong 15 phút.
Thế nhưng đây là điều cản trở với đơn vị vì cam kết giao hàng nhanh tốn kém và khó khăn. Bởi đơn vị phải duy trì nhiều hệ thống phân phối nhỏ lẻ để hàng luôn gần khách hàng nhất thì mới giao nhanh được. Cùng với đó là lực lượng nhân viên chính thức chứ không thể là dịch vụ giao hộ.
Cam kết giao hàng nhanh 15 phút đang được giới chức để mắt và tại New York cấm quảng cáo như vậy do lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động an toàn giao thông.
Gọi vốn của các đơn vị vận chuyển cũng chẳng mấy khả quan khi nhà đầu tư e dè bởi hàng loạt tên tuổi lớn đều có hoạt động chứng khoán ảm đạm như Deliveroo, DoorDash hay Just Eat… Như Getir đưa mục tiêu huy động vốn 1 tỷ nhưng chỉ đạt 800 triệu USD.
Những đơn vị vận chuyển nhỏ thì khó khăn trong bán lại. Còn đơn vị lớn thì chuyển nhiều hướng như nhận đơn hàng lớn, không áp lực thời gian hay mở rộng thêm mảng giao đồ ăn sẵn. Cùng với đó là hạn chế cam kết 15 phút giao hàng.
Không chỉ các đơn vị vận chuyển trên thế giới chật vật mà doanh nghiệp Việt cũng cùng cảnh ngộ.
Trước đây các ông lớn như Tiki hay Lazada cũng rầm rộ đình đám với dịch vụ giao hàng chỉ 2 giờ. Thế nhưng hầu hết khách hàng đều thất vọng vì thiếu sót từ dịch vụ này.
Bởi giao hàng nhanh này chỉ áp dụng được tại TP lớn là Hà Nội và TPHCM và với 1 vài sản phẩm nhất định. Dù công bố 2 giờ nhưng khi hàng hóa đến tay khách hàng thực tế cùng dài hơn thế nhiều. Cùng với việc khách hàng phải đặt hàng trước thời gian quy định…
Do đó nhiều khách hàng nhận xét đây dường như là chiêu quảng cáo marketing hơn là dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ người tiêu dùng. Bởi người bán hay người mua đều phân tán nên giao hàng trong 2 giờ thực sự bất khả thi.
Những ví dụ trên đây cho thấy dù thế giới hay Việt Nam thì cam kết vận chuyển nhanh cho khách hàng trên toàn cầu vẫn là thực tế khá xa vời.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Ngân hàng lãi khủng, lương nhân viên ngân hàng có cao như “đồn đoán”?