Lần đầu tiên trong năm, tháng 11 là tháng xuất khẩu thủy sản giảm mạnh nhất, xuống mức âm so với cùng kỳ của năm 2021, ước chỉ đạt được 780 triệu đô. Tuy nhiên, 11 tháng đầu của năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt được 10,2 tỷ đô, so với 11 tháng của năm 2021 đã tăng lên 28%.
Theo như VASEP cho biết, trong tháng 11 vừa qua, xuất khẩu tôm nguyên liệu, cá ngừ, cá tra đều giảm xuống sâu tới mức 20 – 26%. Riêng bạch tuộc, mực, loại cá biển xuất khẩu khác vẫn giữ được mức tăng trưởng dương nhưng cũng không cao.
Cá tra là mặt hàng thủy sản tăng trưởng mạnh nhất
Tính 11 tháng đầu của năm 2022, xuất khẩu sản phẩm cá tra đạt được 2,3 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm ngoái đã tăng lên 63%. Xuất khẩu tôm nguyên liệu thu về được hơn 4 tỷ đô, tăng lên 14%. Cá ngừ được xem là ngành hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ đứng thứ 2, đạt được mức tăng là 40%, thu về được 941 triệu đô. Xuất khẩu bạch tuộc và mực cũng tăng trưởng mạnh lên tới 30%, đạt được 704 triệu đô.
Nhìn chung, thị trường nhập khẩu Mỹ đóng lượng ngoại tệ lớn nhất cho ngành hàng thủy sản của Việt Nam với tổng số tiền bỏ ra để nhập hàng là 2 tỷ đô. So với cùng kỳ của năm ngoái đã tăng lên 10%. Còn xuất khẩu thủy sản tới thị trường Hongkong và Trung Quốc cũng như Nhật Bản tương đương nhau, đạt được 1,5 tỷ đô. Trong khi đó, thị trường EU tới cuối tháng 11 mang về cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt được 1,2 tỷ đô, Hàn Quốc đã mang về cho Việt Nam là 882 triệu đô.
Khối các quốc gia CPTPP (gồm có Nhật Bản) đã chiếm được hơn 26% xuất khẩu thủy sản Việt Nam với khoảng 2,7 tỷ đô trong suốt 11 tháng vừa qua. So với cùng kỳ của năm 2021 đã tăng lên được 34%.
Theo như giám đốc truyền thống của tổ chức VASEP, bà Hằng cho biết thành tựu hơn 10 tỷ đô tính tới cuối tháng 11 chính là kết quả tăng trưởng trong 3 quý đầu của năm với những thuận lợi do nhu cầu của thị trường, nguồn nguyên liệu đầy đủ đáp ứng được đơn hàng cùng với giá xuất khẩu mặt hàng tăng cao.
Tuy nhiên, bà Hằng còn ch obeiets thêm, giai đoạn cuối năm nay, tăng trưởng việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã có dấu hiệu chậm lại, thị thường nhập khẩu đã bắt đầu tụt dốc, thể hiện rõ nhất tịa kết quả trong quý 4 vừa qua. Cụ thể là vào tháng 10 năm 2022, việc xuất khẩu thủy sản so với cùng kỳ cũng chỉ tăng lên 2%. Còn tháng 11 lại thấp hơn hẳn so với cùng kỳ củ năm ngoái là 14%.
Dựa trên tình hình thực tế này, dự báo xuất khẩu thủy sản vào tháng 12 cũng có thể giảm sâu, có thể kéo dài tới các tháng sang năm 2023. Bởi lạm phát tăng cao khiến cho thị trường nhập khẩu giảm xuống, nhu cầu tiêu thụ chững lại.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng cho biết, đơn hàng đã bị sụt giảm không chỉ với mặt hàng giá cao như tôm chân trắng cỡ lớn, tôm sú, hải sản, cá ngừ, bạch tuộc, mực mà còn nhiều sản phẩm khác cũng giảm.
Xuất khẩu thủy sản sẽ khó khăn tới hết quý 1 của năm 2023
Tổng thư ký của VASEP, ông Hòe cũng cho biết, dấu hiệu sụt giảm gửi tới thông điệp đáng lo ngại cho đầu năm 2023. Bởi ngành thủy sản được xem là ngành xuất khẩu trọng điểm nên trong bối cảnh kinh tế của thế giới liên tục diễn biến xấu thi nên ngành thủy sản được xem là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhưng ông Hòe cũng đưa ra hướng tích cực, ngành thủy sản này chưa hẳn đã bi quan, do thị trường không thể giảm xuống, quan trọng là khi nào nó trở lại. Theo như Hiệp hội thống kê, một vài doanh nghiệp kỳ vọng đơn hàng tăng trở lại trong tháng 12 của năm nay. Tuy nhiên, với doanh nghiệp lớn thì cần chờ tới cuối quý 1 của năm 2023 mới phục hồi được.
Nguồn: Tổng hợp