Đứng trước sự tấn công ồ ạt của Trung Quốc, nếu ngành thép Việt Nam không có những phương pháp phòng ngự tự vệ thì Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trước đối thủ đáng ngờm này.
- Những thay đổi trong chính sách để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
- Việt Nam phát triển hơn Campuchia về ngành dệt may
- Giá lúa ổn định, có thể không cần tạm trữ cho vụ Đông Xuân
Ngành công nghiệp thép Việt Nam
Theo ông Nguyễn Văn Sưa – Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), để chuẩn bị cho những phương án phòng vệ thì vừa qua VSA cùng nhiều doanh nghiệp trong ngành đã kiến nghị lên Bộ Công Thương tiến hành các biện pháp nhằm phản ứng ngăn chặn lại các hành động cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc vào thị trường thép Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết năm 2015 kim ngạch nhập khẩu thép (phôi thép và thép dài) của Việt Nam đã lên tới 1,9 triệu tấn , tăng gần 30%, trong đó thép Trung Quốc chiếm hơn 70% khối lượng
Theo đó ông Sưa cũng cho biết thêm, đứng trước nguy cơ việc Trung Quốc bán phá giá các mặt hàng ngành thép, người lao động ở một số nước Châu Âu đang biểu tình yêu cầu các cơ quan chức năng phải mạnh tay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước. Như vậy có thể thấy không chỉ riêng thị trường Việt Nam mà các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước trong khối EU cũng đang đối mặt với thách thức này. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng các nước lớn mạnh ở Châu Âu cũng đang khẩn trương triển khai phương án phòng ngự, vì vậy nếu không muốn gặp khủng hoảng thậm chí là khó có thể đứng vững trên thị trường ngành thép thì Việt Nam phải sớm áp dụng các biện pháp tự vệ.
Bà Đinh Thị Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại, Trung tâm WTO và Hội Nhập – VCCI cho biết, việc áp dụng những phương pháp phòng vệ này phụ thuộc chủ yếu vào toàn bộ các doanh nghiệp hay là các Hiệp hội doanh nghiệp có tư cách đứng đơn có muốn và có năng lực thực hiện các công cụ phòng vệ này hay không, các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.
Cũng theo bà Loan, một cá nhân hay một doanh nghiệp đơn lẻ không thể trực tiếp sử dụng công cụ phòng vệ thương mại được, trừ khi doanh nghiệp đó là một tổ chức đại diện cho toàn ngành, do đó để sử dụng được công cụ này thì tất yếu phải có sự đồng thuận của nhiều doanh nghiệp trong ngành, và có sự phê duyệt của Hiệp hội, chính vì thế Hiệp hội doanh nghiệp có vai trò rất quan trong trong việc tăng cường kết nối quan hệ của các doanh nghiệp lại với nhau. Phòng vệ thương mại là công cụ “tập thể” được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh vì vậy các doanh nghiệp cần biết áp dụng và sử dụng hiểu quả công cụ này.
Tuy nhiên việc sử dụng công cụ này đòi hỏi phải có một quá trình rõ ràng, các đơn vị hay doanh nghiệp đứng ra kiện trước tiên phải điều tra và thu thập được những thông tin hữu ích hay các thông tin trực tiếp liên quan đến vấn đề để có được những bằng chứng thiết thực. Bên cạnh đó bên đứng đơn kiện cũng phải xác định mình sẽ kiến nghị lên tổ chức bằng biện pháp phòng vệ thương mại gì: Chống bán phá giá, chống trợ cấp, hay biện pháp tự vệ. Để công việc được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả các doanh nghiệp cũng phải thuê chuyên gia, luật sư trong nghề để họ am hiểu về vụ việc và có những góp ý hiệu quả, chứ nếu chúng ta chỉ đứng lên tuyên bố và đòi quyền lợi với các cơ quan chức năng liên qua thì chắc chắn sẽ không hiệu quả.
Nếu không muốn gặp khó khăn hay thất bại trên thị trường trước đối thủ canh tranh không lành mạnh như Trung Quốc thì các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải sớm sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.
Kieutruc