Gần đây, hàng trăm nghìn tấn đường từ Trung Quốc là loại lỏng bắp, nhiều người gọi là đường mới, đường “lạ” ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Theo thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam VSSA), thời điểm này lượng đường tồn kho trong nước đã lên 750.000 tấn, mức tồn kho cao kỷ lục và nguy cư mất an toàn với ngành này đang vốn rất khó khăn.
Đặc biệt, theo VSSA hàng trăm tấn đường loại lỏng bắp (HFSC – Hight-Fructose Corn Syrup, gọi là đường lỏng) có nguồn gốc Trung Quốc tràn vào nước ta khiến ngành mía đường càng thêm lao đao.
Mua dễ dàng, giá rất rẻ
Trong vai người đi mua hàng, chúng tôi ngỏ ý muốn mua đường lòng, Trung Quốc nhưng một số tiểu thương ở các chợ TPHCM cho biết không buôn bán loại đường này. “Đường lỏng Trung Quốc chỉ bán sủ cho các công ty bánh kẹo, các đơn vị kinh doanh phụ gia thực phẩm số lượng lớn. Người tiêu dùng rất ít mua nên chúng tôi không bán”, chị Vy, tiểu thương tại chợ Bà Hoa, Tân Bình chia sẻ.
Một số trang mạng rao bán sản phẩm đường này. Một công ty chào bán với tên Nước đường – Hight Fructose corn syrup 55%, được được trong can thiếc với dung tích 25kg/can.
“Loại đường này là dạng siro hỗn hợp từ bắp, làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, độ ngọt cao, hạn sử dụng 2 năm. Nếu mua dưới 500kg thì giá là 20.000đ/kg còn trên 1 tấn giá sẽ ưu đãi 17.500đ/kg. Nếu mua lần đầu thì bên công ty sẽ hỗ trộ giá rẻ”, nhân viên công ty tư vấn cho khách hàng.
Một số công ty tại TPHCM chào bán đường lỏng với giá 17.000 – 18.000đ/kg. Khách hàng mua trên 500kg sẽ được giao tận nhà.
So với đường trắng sản xuất từ mía trong nước đang bán trên thị trường với giá 19.000 – 20.000đ/kg thì đường lỏng Trung Quốc rẻ hơn 2.000 – 3.000đ/kg.
Chủ tịch VSSA, ông Phạm Quốc Doanh cho biết, thực chất đường lỏng là chất ngọt thay thế được hầu hết công ty bánh kẹo, nước giải khát sử dụng. Ông Doanh cho dẫn chứng: “Sức tiêu thụ của sản phẩm đường trắng trong nước chỉ tăng 1-2% trong khi đó đường lỏng Trung Quốc tăng 3-4%. Nguyên nhân do công ty thực phẩm sử dụng đường lỏng nhằm giảm tối đa chi phí, cho lợi nhuận cao”.
Có gian lận thương mại?
Hiện, thuế suất nhập khẩu đường là 5% từ các nước Asean và 25% với đường thô; 40% với đường trắng cho các nước ngoài Asean. Thuế nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch thuế quan là 80% đường thô và 85% với đường trắng.
Ông Doanh cho biết thêm, nguồn đường lỏng của các nước ngoài Asean được tạm nhập vào các nước thuộc khu vực, sao đó “hóa phép” nguồn gốc và vào nước ta nhằm hưởng thuế 0%. Vì không phải nộp thuế, hiện tượng gian lận thương mại nên đường lỏng có giá rẻ hơn đường sản xuất trong nước.
Ông Doanh còn nhấn mạnh: “Loại đường lỏng được các công ty sản xuất thực phẩm chế biến nhưng không có sự kiểm soát của cơ quan nào, giá thành rẻ, độ ngọt vượt trội, cạnh tranh không công bằng với đường nội địa. Chưa kể, thế giới còn bàn cãi về lợi, hại của đường lỏng. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ hơn”.
Hơn thế nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra đường lỏng này chứa các chất hóa học, có thể ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Nhiều nước hạn chế chất ngột thay thế này. Đáng lo là đường lỏng sản xuất từ bắp biến đổi gen nên cần kiểm soát chặt.
Trước phản ánh của nhiều công ty chế biến đường, ông Trần Thành Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Với tác động của sản phẩm đường này đến ngành mía đường nước ta, chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến doanh nghiệp và hiệp hội, sau sẽ có giải pháp cụ thể”.