Sẽ không lo chọn sữa theo kiểu may hơn khôn
Dù soi rất kỹ thành phần, nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất sữa nhưng người dùng vẫn lạc trong “mê hồn trận” bởi cách gọi không rõ ràng. Bộ Y tế đã công bố công cụ kiểm soát hiệu quả tình trạng này.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Lạc giữa “ma trận”
Tần ngần đứng trước quầy sữa, anh Minh và chị Mai chưa biết chọn lại sữa nào trước vô số các nhãn hàng bày bán đầy kệ, loại thì ghi “sữa tiệt trùng”, loại ghi “sữa tươi tiệt trùng”… Anh Minh loay hoay, tôi chẳng rõ hai loại này khác nhau gì không, cũng là sữa uống chắc là sữa tươi, tại sao loại ghi loại không?
Anh cũng cho hay, thị trường có quá nhiều nhiều sản phẩm sữa nước, có loại là sữa tươi nguyên chất, có loại được chế biến từ sữa bột.
“Thật khó cho người tiêu dùng như chúng tôi vì chỉ dựa trên nhãn mác hộp khó mà phân biệt loại nào làm từ sữa bột. Theo tôi hiểu thì sữa tươi chỉ làm từ sữa bò và qua khâu tiệt trùng và đến với người dùng. Nhưng như thực tại thì khó phân biệt sản phẩm nào như thế”, anh Minh chia sẻ.
Không chỉ anh Minh, không ít người tiêu dùng Việt lờ mờ về thực trạng này. Nhìn lướt qua quầy bán sữa, ngoài sữa công thức trưng theo khu riêng thì sữa nước trưng bày vài ba quầy và vài chục nhãn đầy đủ thể loại từ sữa tươi tiệt trùng 100%, sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng… rồi những chai gọi là “thức uống bổ sung”…
Trước vô vàn các dòng sản phẩm sữa ấy, người tiêu dùng hầu như chỉ chọn lựa theo sở thích và theo độ quen biết chứ không có chọn theo công dụng và thông tin sản phẩm.
Anh Minh chia sẻ, thông tin không đủ nên anh thường chọn thử nhiều loại, mỗi loại vài hộp, ngon thì lần sau sẽ chọn nhiều hơn, còn hầu như không biết phân biệt loại nào ra loại nào. Nhiều hôm, anh chọn cùng lúc mỗi loại một vị để thử xem khác nhau không.
Phân biệt rạch ròi?
Thực tế, với việc phân loại sữa dạng lỏng đã được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia với các sản phẩm sữa dạng lỏng được Bộ Y tế ban hành năm 2010. Trong đó có 7 loại sữa bao gồm: Sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc và sản phẩm sữa cô đặc có bổ sung chất béo thực vật.
Với cách phân loại này, nhãn mác cũng chưa nói được nguồn gốc cũng như xuất xứ của nguyên liệu sản phẩm. Sữa bột hòa trộn với sữa tươi cũng bán với giá tương đương sản phẩm sữa tươi.
Nhận rõ những tồn đọng đó, trong vòng hai năm, Bộ đã trưng cầu ý kiến phía doanh nghiệp, phía hiệp hội ngành hàng này để tiến hành sửa đổi. Kết quả nhận định, tên gọi dễ gây nhầm lẫn chính là “sữa tiệt trùng”, sản phẩm chế biến từ sữa bột hoặc một phần sữa bột giờ đã được sửa đổi thành “sữa hoàn nguyên”, “sữa hỗn hợp”; còn với sản phẩm sữa tươi thì ghi rõ sữa tươi nguyên chất và sữa tươi tách béo để hợp với mỗi nhu cầu của người dùng.
Các điều khoản mới được sửa đổi và quy định rõ trong QCVN 5:1-2017/BYT, hiệu lực thi hành từ tháng 3/2018. Từ đây trở đi, mọi nhãn mác của sửa dạng lỏng thể hiện đúng nguyên liệu. Người dùng giờ đây không còn phải mù mở thử từng vị, chọn sữa kiểu tù mù, may hơn khôn mà chọn chính xác ngay sản phẩm đảm bảo với nhu cầu của mình.