Sản xuất nông sản sạch, rau an toàn đang ngày càng được thực hiện đẩy mạnh để người tiêu dùng có thể nhận được những giá trị sạch. Thế nhưng đâu đó vẫn xuất hiện những tác nhân như môi trường, thuốc bảo vệ cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Thực tế chuyến khảo sát của đoàn Hội Nông dân TPHCM đã cho những kết quả ghi nhận.
Khó nhận biết rau an toàn
Tại vùng trồng rau Tân Quý Tây (TPHCM), nguồn nước tưới lấy từ giếng vào ao. Nguồn nước sông ở khu vực ô nhiễm vì triều cường nên người dân làm đê bao ngăn triều cường. Người trong đoàn tỏ ra loa ngại khi nguồn nước sông ô nhiễm thì sẽ ngấm vào nước trong đất sẽ gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước đó. Không những thế, người nông dân do tận dụng rút ngắn thời gian canh tác nên liên tục dùng thuốc để cải tạo đất cho mùa vụ mới thay vì cần thời gian để đất được “nghỉ ngơi và phục hồi”.
Khu vực xã Nhị Bình (Hóc Môn), những ruộng rau muốn nước được cho là đạt tiêu chuẩn rau sạch VietGap nằm xen kẽ trong khu dân cư sinh sống. Thậm chí chính giữa ruộng rau còn có ngôi mộ hoặc ngay cạnh nhà xưởng kế bên. Không chỉ vậy, hệ thống thoát nước chưa được xây dựng nên ruộng vẫn tiếp nhận nước thải từ khu đô thị, nguồn nước ô nhiễm thì liệu rau trong ruộng có an toàn?
Đáng lo ngại hơn cả là việc lạm dụng thuốc BVTV là câu hỏi nhiều thành viên đoàn đặt ra. Các cửa hàng nông nghiệp khu vực này bày bán thuốc diệt rầy, thuốc xanh lá, thuốc tăng trưởng cọng rau… Phóng viên hỏi về tình trạng hàng hóa này có ai mua không thì chủ hàng cho hay hàng vẫn bán “chạy”.
Tương tự cửa hàng ở Hóc Môn, cửa hàng khu vực Bình Chánh cũng bày bán đầy các loại thuốc phun diệt rầy, thuốc kích lá xanh… bày bán công khai và chủ cửa hàng cho hay họ trưng ra vì nhiều người mua.
Người nông dân thì không mặn mà trồng theo tiêu chuẩn VietGap boeir trồng ra an toàn dễ hơn, không cần tuân thủ quy định, vẫn được dùng thuôc BVTV, miễn sao thời gian cách ly trước thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn và rau cũng dễ tiêu thụ.
Với rau VietGap, sản lượng ít bởi trồng rất khó khăn nhưng giá bán cũng chỉ như rau an toàn nên nông dân không muốn làm. Loa ngại hơn cả là chính ddaonf giám sát cũng không thể phân biệt rau an toàn với rau VietGap.
Sự lẫn lộn này có thể gây ra trà trộn bởi chính đơn vị thu mua VietGap cũng kiểm tra ngẫu nhiên, đạt điều kiện là cho nhập nên không thể phân biệt đâu là an toàn, đâu là VietGap.
Giám sát chặt, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Các chuyên viên của Sở Nông Nghiệp trong đoàn giám sát cho biết về tác động môi trường (đất, nước) được tiến hành kiểm tra định kỳ thường xuyên trong năm. Đạt tiêu chuẩn mới cho tiến hành sử dụng tiếp. Quy định hiện nay không thể ép người dân chỉ trồng rau theo VietGap mà cần trồng song song cả rau an toàn.
Tại HTX Hoa Mai, nhân viên HTX phối hợp với công ty thu mua tiến hành kiểm tra nhật ký ghi chép đồng ruộng và kiếm tra ngẫu nhiên, đột xuất lấy mẫu phân tích. Người dân không tuân thủ tiêu chuẩn sẽ ngưng vĩnh viễn hợp đồng.
HTX Phú Lộc, rau của người dân được kiểm soát qua mã số. Mã số này dán trên bao bì rau khi ra thị trường. Do vậy, có bất kỳ vấn đề gì về an toàn thực phẩm sẽ truy ra nguồn gốc từ người sản xuất.
Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội nông dân TPHCM đánh giá, sản phẩm rau an toàn VietGap tăng lên nhờ tập huấn thực hành trồng rau an toàn. Nhưng tiêu thụ rau VietGap gặp khó nên nông dân không mặn mà. Cần có sự liên kết của các đơn vị HTX, doanh nghiệp trong kết nối và tiêu thụ và xây dựng vùng rau VietGap. Hướng tới công nghệ cao như trồng rau trong nhà màn, kỹ thuật trồng… nhằm giảm tác động của môi trường, cho rau phát triển tốt mà không cần thuốc BVTV.