Cá hồi được đưa về nuôi tại Sa Pa cách đây chừng chục năm. Nhờ khí hậu mát mẻ, phù hợp đã mang lại tiền tỷ cho những hộ nuôi cá nơi đây.
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng nuôi ồ ạt và nguồn cá hồi nhập khẩu đã khiến cá hồi Sa Pa đang mất giá. Nguồn cung lớn nhưng thị trường thu hẹp, nhiều hộ bán tống tháo càng khiến cá rớt giá thê thảm.
Nuôi cá ồ ạt
Sa Pa tháng 7, chân suối Bạc, Tả Van, trang trại cá của anh Hưng với chục chiếc ao nuôi liên hoàn như ruộng bậc thang. Hàng nghìn con cá hồi tắng bạc đang tung tăng dưới làn nước mát.
Anh Hưng là một trong những người nuôi cá hồi đầu tiên những năm 2004 khi trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa giới thiệu mô hình, anh đã học hỏi và tìm cách nuôi với tiền vay để tạo ra trang trại cá.
Cá hồi nuôi khó, phải tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt, nguồn nước luôn cần sạch, có lưu thông dòng chảy và nhiệt độ dưới 20 độ C. Đồng thời phải nắm được tập tính để phòng bệnh cho cá. Chưa tính đến yếu tố bất thường của thời tiết sẽ ảnh hưởng đến đàn cá.
Khắc phục khó khăn, rút bài học sau những lần rủi ro, chừng 1 năm sau thì trang trại anh cũng cung cấp ra thị trường được cá hồi thương hiệu Sa Pa. Sau đó, anh linh hoat vay mượn đầu tư thêm chế biến sản phẩm như ruốc cá hồi, lẩu cá đóng hộp để ứng biến khi gặp biến động thời tiết.
Đồng thời mở thêm trang trại ở đèo Ô Quý Hồ. Mỗi năm thu chừng 10 tấn cá phục vụ khách du lịch, chế biến cá hồi hun khói, ruốc cá, trứng cá muối, lẩu cá hồi đóng gói…
Cách thị trấn 20km, bản khoang huyện Sa pa cũng có 20 hộ nuôi cá hồi. Trong đó có hộ chị Nhàn ở thông Can Hồ A đã có hàng ngàn con cá hồi.
Chị Ngàn dẫn chúng tôi thăm trang trại kể, trước đây nhà chị làm mộc, năm 2008 thấy nuôi cá hồi lợi nên chị nuôi thử và mở rộng dần lên 9 ao nuôi.
Nuôi á hồi bận và vất như nuôi con mọn bởi không chú tâm là chúng dễ mắc bệnh. Thức ăn nhập Châu Âu thì cá hồi mới đỏ. Tuân thủ kỹ thuật giúp gia đình chị thu trăng triệu mỗi vụ cá.
Thị trường thu hẹp, cá bị rớt giá
Nếu như trước đây nuôi cá hồi mở ra trang mới, mang đến thu nhập tốt, khởi sắc cho bà con vùng cao nơi đây thì nay, việc ồ ạt mở rộng nuôi cá khiến đầu ra bị thu hẹp và khó khăn.
Trong những chia sẻ, chị Ngàn không giấu khỏi nỗi la, trước đây, cá hồi giá 300.000 đồng/kg, cung không đủ cầu thì nay nguồn cung rất dồi dào. Không chỉ hộ nuôi cạnh tranh mà nguồn cá hồi Trung Quốc.
Hiện, giá bán cá hồi giảm một nửa, chì còn 150.000 – 170.000 đồng/kg. Với 9 ao nuôi, gia đình chị phải tự tìm nguồn cung ra Sơn La hay xuống Hà Nội chứ không chỉ ở Sa Pa.
Từ một vài hộ nay bản Khoang có vài chục hộ nuôi cá hồi. Nhiều nhà ít vốn chung nhau. Nhưng do mới nên cũng chưa có kinh nghiệm, chưa quen khách nên nguồn cung vô cùng khó. Nhiều hộ phải bán tống tháo vì thương lái ép giá.
Anh Sử, nuôi cá hồi trang trại ở Can Hồ B như ngồi trên đống lửa, gần chục tấn cá hồi đến vụ bán mới chỉ được nửa. Trang trại anh mới cùng bạn đầu tư được năm nay.
Hơn 3 tỷ bỏ ra xây ao, giống, thức ăn, nhân công… nhưng giờ chả tìm được đầu ra. Anh còn 4 tấn cá, nếu không bán được mùa sinh sản chúng sẽ chết. Mà chỉ còn 3 tháng là đến mùa sinh sản. 4 tấn cá ấy đang cần thị trường tiêu thụ.
Hiện, nông dân Sa Pa đang tự mày mò tìm đầu ta, nguồn cung khó, giá các rớt, nhiều hộ chỉ lấy công làm lãi. Lại một bài toán cho chính quyền địa phương về tìm thị trường cho bà con. Đây là mong mỏi của hầu hết hộ nuôi cá hồi tại đây.