Trước thực trạng buôn lậu lợn diễn ra ở các tình vùng biên gây nguy cơ xâm nhiễm dịch tả heo châu Phi (AFS) cao thì hiện đã có hai tỉnh thành phía Bắc phát hiện có dịch. Hiện TPHCM đang gồng mình nỗ lực kiểm soát chặt chẽ để tránh dịch bệnh lây lan.
Hai tỉnh miền Bắc phát hiện ổ dịch là Hưng Yên và Thái Bình nhanh chóng được cơ quna chưc snawng khoanh vùng, dập dịch và tiến hành tiêu hủy đàn heo có dấu hiệu AFS.
Cơ quan chức năng cho biết mỗi ký heo hơi tiến hành tiêu hủy khi phát hiện dịch, người nuôi sẽ được hỗ trợ mức giá 38.000đ/kg. Do vậy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trên đàn heo khi xuất hiện dấu hiệu sốt cao trên 40 độ, người nuôi cần báo ngay đến cơ quan chức năng thú y.
Phía Nam đang gồng mình chống dịch
Hưng Yên là ổ dịch phát hiện đầu tiên đến thời điểm này đã 20 ngày nhưng những mẫu kiểm ngheiemj đều cho âm tính. Những khu vực được khoanh vùng có nguy cơ ổ dịch được tiến hành lấy mẫu thử thường xuyên để phân tích nhưng chưa phát hiện ổ dịch mới.
Tuy nhiên, phía cơ quan chức năng cũng hết sức e ngại dịch bệnh AFS này có nguy cơ lây lan vào các tỉnh phía Nam. Bởi dịch bùng phát do virus lan truyền qua tiếp xúc, qua đường vận chuyển hay thức ăn, vật chủ trung gian… do vậy việc ngăn chặn nguy cơ bùng phát khó khăn dịp trước và sau Tết.
Chưa tính đến nước láng giềng Trung Quốc đang ủ ổ dịch vô cùng phức tạp khi 25/32 tỉnh xuất hiện 105 ổ với số heo tiêu hủy lên đến xấp xỉ 1 triệu con. Tại Quảng Ninh lượng người qua lại biên giới cao nên nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh càng cao. Dù cơ quan chức năng đã kiểm soát chặt và tiêu hủy những sản phẩm mang nguy cơ lây lan mầm bệnh nhưng khó có thể kiểm soát toàn bộ.
Về phía các tỉnh phía Nam, tại Đồng Nai, các chủ trang trại đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn heo như khử trùng tiêu độc. Thế nhưng mối lo vẫn còn khi dịch chưa có vacxin khống chế và lan truyền virus qua nhiều đường.
Hiện tại, mức chênh lệch giá heo hơi giữa các địa phương trong cả nước khá cao khiến xảy ra tình trạng vận chuyển heo giữa các khu vực khác nhau càng khiến khó kiểm soát và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Các trang trại và người chăn nuôi đều được khuyến cao khi heo đạt trọng lượng có thể bán được giá thì nên bán, không để đến mức trọng lượng quy ước như thông thường. Đây không hẳn là đến mức phải bán chạy heo nhưng bán để đàn heo giảm bớt số lượng, để thuận tiện hơn trong phòng chống dịch bệnh.
Kiểm soát chặt chẽ mọi ngả đường
Nhiều tỉnh thành phía Nam đã có những biện pháp chặt chẽ nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tại Long An, người nuôi heo đa phần còn nhỏ lẻ nên cơ quan chức năng cũng khó kiểm soát nếu không xuất phát từ ý thức tự giác của người nuôi, chưa tính đến các lò mổ, các tiểu thương tìm cách tuồn heo giá rẻ ra chợ.
Các lò mổ tại TPHCM hỗn tạp nhiều nguồn heo, có cả heo miền Bắc chuyển vào nên dịch bệnh càng khó kiểm soát. Trong khi đó dịch heo châu Phi ủ bệnh từ 3-10 ngày hoàn toàn chưa có dấu hiệu bệnh. Do vậy với việc kiểm tra theo biểu hiện lâm sàng sẽ khó kiểm soát, dễ để lọt heo bệnh vào lò mổ rồi ra chợ.
Tại TPHCM, các hộ chăn nuôi đều được tuyên truyền về bảo vệ an toàn đàn heo và các biểu hiện heo bệnh. Phái cơ quan chức năng thì kiểm soát chặt chẽ các ngả được có nguy cơ xâm nhập đàn heo vào thành phố, kể cả theo đường vận tải xe khách.
Không chỉ các điểm chốt chặn cố định trên những cửa ngõ huyết mạch, các đoàn kiểm tra sẽ tiến hành chốt chặn kiểm soát trên cao tốc. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ về heo chết bất thường, heo không rõ nguồn gốc sẽ tạm giữ để kiểm tra.
Cùng với đó phía thị trường cũng tiến hành kiểm tra thịt heo tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ nhằm truy xuất nguồn gốc heo.
Đai diện cơ quan chức năng cũng cho hay, việc kiểm sát heo tại trang trại và lò mổ rất quan trọng. Khi để heo bệnh lột ra chợ thì kiểm soát rất gian nan. Bởi việc phát hiện virut dịch tả đa phần là thử huyết thanh, khi heo đã giết mổ thì kiểm tra sẽ phức tạp hơn nhiều. Dù dịch tả heo không gây hại cho người nhưng người dùng nên chọn thịt heo rõ ràng nguồn gốc và đảm bảo nấu chín kỹ trước khi ăn.