Tưởng rằng khi nâng niu đắp lên người những sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp để cải thiện nhưng không ít chị em đã rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi mua phải hàng nhái, hàng dởm, hàng kém chất lượng.
Quy trình sản xuất mặt nạ… bẩn
Vào tháng 8/2016 khi những thông tin dư luận dấy lên về thông tin sản phẩm mặt nạ dưỡng da Hàn Quốc được đưa ra ánh sáng đã gây kinh ngạc và bàng hoàng cho không ít người tiêu dùng.
Trên một trang thông tin được một người dùng có nick Dvaonline22 chia sẻ về sản phẩm mặt nạ dưỡng da cho hay hầu hết các mặt nạ từ cao cấp đến bình dân đều sản xuất thủ công tại các hộ gia đình.
Những chiếc mặt nạ hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng. Nơi sản xuất là căn phòng chật chội, nhân công không có đồ đạc bảo hộ chuyên nghiệp là cảnh tại các xưởng sản xuất này.
Đầy đủ những hình ảnh, clip ghi lại chân thực khung cảnh sản xuất mặt nạ với nào xô, vợt mức nước đen ngòm, cáu bẩn và dụng cụ thô sơ đã khiến người dùng cảm thấy lo lắng về sản phẩm mặt nạ dưỡng da họ đang sử dụng.
Với chi phí nhân công vô cùng rẻ mạt, nhà sản xuất tiết kiệm tối đa chi phí khi chỉ mất 70.000đ cho nhân công sản xuất ra 1.200 chiếc mặt nạ đắp da. Đa phần những người lao động là phụ nữ nông thôn.
Đặc biệt là khi cơ quan chức năng thẩm tra 15 công ty sản xuất mỹ phẩm hàng đầu của Hàn đều có dính líu đến quy trình sản xuất mặt nạ bẩn này. Không nhiều công ty có thể đưa ra được bằng chứng về thiết bị máy móc được đầu tư trang bị chất lượng để cho ra đời sản phẩm đảm bảo quy trình an toàn và hợp vệ sinh khi sản xuất.
“Phù phép” mỹ phẩm giả trở thành hàng hiệu
Vào tháng 4/2017, cơ quan chức năng của Nam Kinh (Trung Quốc) đã triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn. Nơi sản xuất là phòng chật hẹp, không được trang bị dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt như các nhà máy sản xuất chính hãng.
Chưa kể đến việc nơi sản xuất, đóng gói và lưu trữ sản phẩm sát cạnh nhau gây nhiễm bẩn, không đảm bảo môi trường. Chỉ vài tiếng sau sản xuất là đưa ra thị trường phân phối.
Mỹ phẩm giả này “ăn theo” thương hiệu lớn với lọ đựng được tái chế, rửa bằng nước trong khu vệ sinh và đóng mỹ phẩm bằng hóa chất giá rẻ vào trong. Hoàn tất, dán tem đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Đán nói là các cơ sở sản xuất sản phẩm giả này dùng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất không được kiểm nghiệm, không rõ nguồn gốc nhưng bán với giá cao. Người tiêu dùng không phân biệt và phải mua hàng giả với giá trên trời.
Sản xuất kem trộn… tại gia
Ngày 19/6 vừa qua, một page nổi tiếng của Thái Lan đã đăng những bức hình về cách thức sản xuất kem dưỡng da độc và lạ. Bài viết thu hút hàng chục nghìn lượt like và chia sẻ khi thu hút sự chú ý của dư luận nước này.
Những bức ảnh cho thấy ba người phụ nữ đang đổ các loại kem dưỡng da vào chậu lớn và chúng là thương hiệu khá nổi tiếng ở Thái Lan. Cạnh đó là chiếc máy trộn dùng hòa các loại kem này với nhau.
Sau một hồi trộn trộn, đánh đánh, ba người phụ nữ này chia kem vào hộp nhỏ, cân chuẩn khối lượng và dán nhãn, tiêu thụ trên thị trường.
Nhiều nhận xét cho rằng mua nhiều loại kem trộn với nhau đã tốn không ít chi phí vậy họ sẽ đem bán giá cắt cổ à? và cũng có người tỏ sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm này, trong đó liệu có còn trộn thêm gì không? Tuy nhiên, đa phần mọi người đều nhận định không nên dùng mỹ phẩm trộn không rõ xuất xứ, nguồn gốc này.