Long Hội trải dọc ven sông Thu Bồn, được ví là “thảo nguyên bò” nhờ ưu ái của thiên nhiên đã tạo cho nơi đây những bài bồi trù phú với màu xanh bạt ngàn của cỏ, thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Về Long Hội, một vùng đất trù phú trải dài với máu xanh ngút ngàn của cỏ, cây, những chú bò đang tung tăng gặm cỏ cho cảm giác bình yên đến lạ.
Dọc ven sông từ xóm mới Kỳ Lam, đâu đâu cũng thấy trang trại bò nằm dọc bên những bãi cỏ. Nườm nượp các đoàn xe bò, xe máy, công nông chở cỏ, nhành bắp về cho bò.
Dưới cái nằng hè gay gắt, bò thường được nuôi nhốt trong chuồng hoặc dưới bóng râm. Ông Trung (Điện Bàn) chia sẻ, nắng nóng thế này thì chỉ nuôi nhốt bò trong chuồng, dưới bóng râm để bảo vệ sức khỏe cho bò. Thức ăn là cỏ gia đình trồng hoặc nhành bắp mình đi bẻ giúp họ cho, có thể cho ăn thêm cám.
Gia đình ông Trung nuôi 7 con, bò lớn thương lái sẽ đến mua, bán tại nhà nên họ cũng ép giá nhưng cũng đành chịu. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông lãi chừng 70 – 80 triệu đồng, cũng đủ trang trải và làm thêm trồng trọt.
Vào mùa con nước, cỏ ở đây xanh non mơn mởn, đàn bò cũng theo đó tăng lên đến hơn nghìn con với chừng 130 hộ chăn nuôi.
Ông Hoàng có trang trạ với 25 con bò cho hay, sau khi trừ chi phí trang trại nhà ông lãi vài trăm triệu, ông dự định sẽ mở rộng thêm. Bạn hàng đến đây mua chuyển đi khắp nơi, trong và ngoài tỉnh, món bê thui Cầu Mống nổi danh của Quảng Nam cũng là bò từ đây chứ ở đâu xa, ông chia sẻ.
Ông Hoàng cho hay trước đây ông toàn đi làm thuê, chủ bỏ giống và chi phí, vợ chồng ông bỏ công, sau khi bán chia đôi. Ông nuôi thuê một thời gian thì nuôi riêng.
Đến nay chừng hơn 15 năm ông chăn nuôi riêng cũng có thể nuôi con cái ăn học đến nơi, đến chốn.
Cách đó không xa là trang trại ông Sơn, được xem là người tiên phòng nuôi quy mô lớn, trước đây ông nuôi cho HTX Tiền Phong cũ, nổi tiếng cả tỉnh. HTX tan, ông làm riêng với tài sản là vài con bò. Ông chia sẻ, chỉ vài con bò giống, nhờ nguồn cỏ tươi tốt sau những đợt phù sa, bò của tôi đã phát triển dần, ăn nên làm ra đến nay đã được hơn 100 con.
Mỗi đợt lũ kéo phù sa khiến cỏ cây tươi tốt, bò ăn mãi chả hết, đã tạo vùng “thảo nguyên bò” rộng lớn, xanh non. Mùa nắng, cỏ úa, người ta tự trồng cỏ voi, cỏ mật cho bò.
Mùa chăn nuôi theo mùa con nước, từ tháng 2 – tháng 6 âm, người dân trồng đậu, trồng bắp. Mùa lụt tháng 9, tháng 10, dân gieo đật phộng, bắp, dưa. Cây bắp là chủ lực bởi thiếu cỏ có thể cho bò hoặc xay nấu cám.
Bò ở đây được chăn thả tự nhiên “thuần cỏ”, không có chất tăng trọng hay tọa nạc nên thịt chắc.
Nhờ gắn bò với nghề nuôi bò nên người nuôi hiểu tập tính của từng con. Chúng ăn giờ nào, uống giờ nào, nghỉ ngơi giờ nào, tránh nắng, tránh lạnh như thế nào…
Mùa lũ, người dân Long Hội cũng trắng đêm với bò để canh nước đến chuyển bò lên cao cho kịp. Nhiều lúc chuyển không kịp, lũ lại cuốn mất bò.
Nhưng khi lũ rút đi, một bãi bồi xanh mơn mởn được phù sa bồ đắp trù phú cho những vạt cỏ ven đồi. Chon một màu xanh bạt ngàn trên “thảo nguyên bò Long Hội” mang ấm no và niềm vui đến cuộc sống của những người dân chăn bò nơi đây.