Trước sự vào cuộc thanh kiểm tra gắt gao của lực lượng QLTT Hà Nội, hàng loạt các cửa hàng kinh doanh hàng xách tay trên con phố Nguyễn Sơn đột ngột đóng cửa nhằm “né” cuộc kiểm tra này.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Giờ đây qua đoạn phố này, chẳng còn những hoạt động mua bán ra vào đông đúc, tấp nập như trước. Tất cả các cửa hàng đóng cửa vắng lắng, không có một giao dịch nào được thực hiện.
Ngưng mọi giao dịch
Đội QLTT Hà Nội đã ra quân từ ngày 24.10 và đến ngày 27.10 thì con phố này vẫn cửa đóng then cài. Một vài cửa hàng hé cửa lưng lửng với vài ba người của cửa hàng nhìn qua, nhìn lại dò xét.
Đáng chú ý là tất cả biển hiệu đã bị gỡ xuống hoặc bị che bỏ hai chữ “xách tay”. Một số cửa hàng kịp thay bằng “Sửa xe”, “Bán hàng nhà”… còn một số không biển hiệu, không mở cửa hàng. Giao dịch hầu như ngưng trệ. Ngày tận thế của thủ phủ, trung tâm phố xách tay Nguyễn Sơn đang đến?
Sở dĩ xảy ra tình trạng này bởi theo công văn số 2981/QLTT-TH&PHLN ký ngày 25.10, Chi cục QLTT HN sau khi nhận phản ánh đã chỉ đạo thanh kiểm tra để phát hiện, xử lý sai phạm của các hộ kinh doanh trên phố Nguyễn Sơn.
Chi cục đã xử lý vi phạm 10 vụ với số tiền phạt hành chính là 73.6 triệu đồng cùng hàng hóa có giá trị147 triệu (chủ yếu mỹ phẩm).
“Bát nháo” thị trường hàng xách tay
Miêu tả thị trường hàng xách tay nước ta hiện nay, chuyên gia kinh tế Phan Hùng Sơn dùng vỏn vẹn hai từ để lột tả: “Bát nháo”. Hàng xách tay là của người đi du lịch, công tác đem ở nước ngoài về nên đương nhiên không thể có giấy tờ. Và trớ trêu rằng, dân chúng ta lại mù quáng cả tin, cứ bao bì không hề có tiếng Việt, đó chính là hàng xách tay nước ngoài chuẩn, xịn.
Bởi kẽ hở này mà những gian thương quá dễ dàng để trộn những hàng nhái, hàng giả vào lẫn hàng xách tay bán cho người tiêu dùng với giá cắt cổ.
Việc lừa bán hàng xách tay nhái, giải thực sự dễ hơn bất kỳ phương thức nào. Bởi người dùng có khi còn chưa bao giờ được nhìn thấy hàng gốc để mà đem lên so sánh hay “soi” nguồn gốc. Không có gì kiểm chứng, người mua giao niềm tin cho người bán nhưng người bán trung thực hay giả mạo thì không ai biết ngoài họ.
Do đó, người dùng phải bảo vệ mình trước, cân nhắc kỹ để không mua hàng rẻ, không mua hàng ở những địa chỉ không quen biết, không uy tín.
Trong thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phanh phui về trà trộn hàng giả, hàng nhái bị cơ quan chức năng xử phạt.
Gần đây là vụ Đội QLTT số 14 đã phát hiện 3 cơ sở sản xuất máy lọc nước tại Chương Mỹ và Phúc Thọ (Hà Nội) đã làm hàng giả. Họ tự sản xuất máy lọc nước, tem nhãn để dán vào máy và khi bán, họ quảng cáo đó là máy lọc nước nhập khẩu Nhật Bản với nhiều chức năng công dụng thần thánh, tốt cho sức khỏe.
Trước đó đầu tháng 7, chúng tôi cũng đưa thông tin về đội QLTT số 26 phối hợp với cơ quan chức năng đã kiểm tra và thu giữ số lượng lớn mỹ phẩm giả, gắn mác hàng xách tay. Sản phẩm được quảng cáo trên Facebook với tên Spa Venus với nhiều công năng như làm trắng, trị mụn, sẹo, tàn nhang… sản phẩm có giá 150.000đ và thu hút hàng trăm lượt người theo dõi.