Bất chấp những biến động trên thị trường do chiến tranh, vào năm 2022 ngành kinh ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau vẫn đạt được 1,3 tỷ đô. Đây được xem là năm thứ 3, xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã đã đạt được hơn 1 tỷ đô. Điều này đóng góp rất quan trong đối với viêc giúp cho Việt Nam vượt qua được mốc 10 tỷ đô lần đầu tiên.
Vào ngày 1/1/1997, Cà Mau đã tái lâp với rất nhiều bôn bề và khó khăn. Nhưng với quyết tâm từ phía chính quyền, Đảng bộ và cả nhân dân của tỉnh nên tới nay, tỉnh đã trở thành địa phương với nền kinh tế phát triển, năng động. Trong số đó là ngành thủy sản có thế manh về con tôm và con cua.
Ngành tôm đầu đàn
Vào năm 2022, Cà Mau đã đặt ra mục tiêu về kim ngach xuất khẩu ra nước ngoài với 1,150 tỷ đô. Tuy nhiên, tới tháng 10 của năm, tỉnh này đã vượt qua cả mục tiêu đó. Khi mà giá trị kim ngạch về xuất khẩu đã đạt được 1,165 tỷ đô. Đối với Thủy sản đạt được 960,2 triệu đô. So với cùng kỳ tăng lên 27% và vượt 1,3% so với kế hoạch.
Theo như Ủy ban nhân dân của tỉnh, trong nhiều năm vừa qua, thủy sản luôn được xem là thế mạnh, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn nhất vẫn chính là sản phẩm tôm. So với các tỉnh trên cả nước, tỉnh Cà Mau đang đứng đầu đối với diện tích sản lượng và nuôi tôm. Trong khi sản lượng tôm đang chiếm tới 22%, còn diện tích nuôi đang chiếm 40%. Hiện nay, diện tích về nuôi tôm đã có phần ổn định với khoảng 280.000 hecta, còn sản lương tôm đã đạt được khoảng hơn 220.000 tấn.
Theo như sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh, qua việc thiết kế, bố trí các loại hình về nuôi tôm, ngành tôm áp dung quy trình nuôi hiện đại và tiên tiến cho tăng về sản lượng và năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm thích hợp với thị trường, đặc biệt là ngoài nước.
Theo như thông tin từ phía Sở Công thương, hiện đơn hàng về xuất khẩu được thực hiện xong những hợp đồng với nhiều đối tác tới tháng 12 năm 2022. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang đàm phán và ký kết thỏa thuận các hợp đồng vào năm 2023. Vì thế, hoạt động về xuất khẩu tôm nguyên liệu hiện tại và các tháng trong tương lai diễn biến có phần ổn định, tăng theo xu hướng, ít khi xảy ra tình trạng ứ đọng.
Duy trì được thương hiệu tôm tỉnh Cà Mau
Trước các biến động từ tình hình kinh tế của cả nước và của thế giới, tỉnh Cà Mau thực hiện rất nhiều giải pháp khác nhau nhằm duy trì cũng như bảo vệ được uy tín thương hiệu tôm của tỉnh Cà Mau. Do đó, ngành nông nghiệp chỉ đạo đơn vị chuyên phối hợp cùng đơn vị hác nhau có liên quan, cấp chính quyền đã rà soát và kiểm tra thống kê diện tích tôm với loại hình ở trên tỉnh.
Qua việc xác định được sản lượng cho từng đối tượng nuôi chi tiết, cụ thể, tỉnh đã hỗ trợ với nhiều doanh nghiệp, chuỗi siêu thị và doanh nghiệp đã thu mua để giúp việc tiêu thụ các sản phẩm tôm cho những người dân ở đây. Rà soát và xử lý mọi thứ theo đúng quy định những thông tin có liên quan tới thương lái.
Ngoài ra, tiếp tục việc xây dựng và phát triển sản phẩm sau khi thu hoạch đa dạng, sơ chế cũng như chế biến sản phẩm tôm nhằm mở rộng các thị trường và đẩy mạnh việc xuất khẩu. Xây dựng các vùng nuôi chứng nhận hữu cơ, chứng nhận quốc tế đạt tiêu chuẩn của nước nhập khẩu tôm ở trên thế giới.
Ngoài EU mang tới lợi thế hiệp định EVFTA thì Canada và Australia cũng là thị trường nhập khẩu tôm tiềm năng của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nguồn: Tổng hợp