Sự thất thủ của nông sản Việt thể hiện ngay chính tại sân nhà, khi mà con số nhập khẩu mặt hàng này lên tới cả tỷ đô đã cho thấy sự yếu kém đó.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Việc tìm đầu ra luôn là bài toán nan giải với nông sản Việt. Hàng loạt các cuộc giải cứu vừa qua đã thể hiện điều đó. Với mọi sản phẩm nông sản thông thường hay nông sản sạch. Trong khi những sản phẩm nông sản sạch vẫn đang được người tiêu dùng quan tâm tìm kiếm hàng ngày.
Mới có 2/3 chặng đường của năm 2017 nhưng chúng ta đã chi cả tỷ đô cho việc nhập nông sản nước ngoài, đặc biệt các sản phẩm rau, củ quả vì người dùng chuộng và tin tưởng sản phẩm sạch. Nông sản Việt làm sao để có thể lấy lại “phong độ” trên sân nhà, chiếm lĩnh lại thị phần cũng như xuất khẩu ra thế giới.
Người tiêu dùng Việt hiện sẵn sàng chi trả mức giá cao cho những sản phẩm rõ ràng nguồn gốc an toàn và sạch, đảm bảo cho sức khỏe. Do đó, các sản phẩm nếu muốn cạnh tranh hàng ngoại cần có những chiến lược nâng cao cả về chất và lượng để nhận được sự quan tâm của người dùng. Sự liên kết phải chặt chẽ hơn giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ để tạo nên những tiêu chí trong thương hiệu, tạo chỗ đứng cho nông sản Việt.
Một HTX sản xuất rau tại Cần Thơ đang phát triển với vài chục xã viên, đáp ứng lượng lớn rau sạch cho thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình hiện đại hóa, đơn vị đã đầu tư xây dựng nhà máy đóng gói số lượng lớn với chi phí cao. Nhưng chỉ được 1 năm là nhà máy đóng cửa. Do chưa có sự kết nối hiệu quả, các đơn vị cần số lượng vừa phải mỗi ngày nhưng đa dạng chủng loại thì HTX lại cung ứng vài tấn mỗi ngày.
Đại diện HTX cho biết, các hệ thống siêu thị yêu cầu vài chục đến gần trăm loại rau nhưng số lượng rất ít. Còn HTX có ngày thu hoạch cả tấn bí đao mà siêu thị chỉ cần vài chục cân. Sự “lệch pha” này đã khiến nhà sản xuất và nhà phân phối không thể gặp nhau.
Hiện không chỉ sản phẩm nội địa mà các sản phẩm nước ngoài cũng cạnh tranh khốc liệt. GS.TS Võ Tòng Xuân nhận định, người nông dân cần tỉnh táo về vấn đề dự báo thị trường, không sản xuất những sản phẩm đại trà cho một sản phẩm không hiểu và không có thị trường tiêu thụ.
Cần phải linh hoạt trong sản xuất, đi theo hướng thị trường cần gì ta sản xuất. Kết hợp chặt chẽ giữa người nông dân với nhà cung ứng. Và các đơn vị phân phối thị trường phải phối hợp làm thương hiệu.
Việc quảng bá và thực hiện tốt khâu cung cầu rất quan trọng. Cơ quan quản lý cần kiểm soát và có thông tin về những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch cho người tiêu dùng để họ thay đổi thói quen, nhận thức. Tăng cường các chính sách tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm nông sản thương hiệu Việt.
Lãnh đạo Sở Công thương Cần Thơ cũng cho hay, đơn vị đã tăng cường kết nối người nông dân với đơn vị xuất nhập khẩu trong tiêu thụ hàng hóa vùng ĐBSCL cũng như ra quốc tế.
Nhiều sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn hiện nay đã đáp ứng thị trường. Nhưng kết nối đang lỏng lẻo nên những tạo khoảng cách xa. Trong khi người dùng đang cần sản phẩm an toàn, sạch, đảm bảo thực sự.