Chỉ tính đến thời điểm tháng 10 năm 2017, nông sản Việt xuất sang Trung Quốc có kim ngạch đạt 7.3 tỷ đô la, tăng cao hơn kim ngạch của cả năm 2016 là 6.8 tỷ đô la.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Ngoài các mặt hàng truyền thống như rau, hoa quả, gạo, cao su, đồ gỗ… những mặt hàng mới như thịt, sữa, hạt ngũ cốc, cà phê… cũng đang chiếm lĩnh nhiều thị phần tại đất nước này.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn trong lĩnh vực nông sản của Việt Nam.
Thị trường giàu tiềm năng
Thông tin từ Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp), hết tháng 10/2017, mặt hàng rau quả đã vươn lên dẫn đầu trong xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch đạt xấp xỉ 2.17 tỷ đô; cao su đạt 1.13 tỷ đô và thủy sản, gạo đạt 908 và 909 triệu đô.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho hay, kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa hai nước ngày càng tăng, nhất là lĩnh vực nông sản. Nước ta bỏ xa Malaysia trở thành đối tác thương mại lớn nhất Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Ngoài mặt hàng gạo, các loại trái cây như dưa hấu, thanh long, vải chiếm thị phần khá lớn. Thủy sản hiện đang chiếm thị phần tương đối tại thị trường này.
Vị đại sứ này cũng cho hay, mặt hàng sữa đang được thị trường này đánh giá cao, người tiêu dùng Trung Quốc sang Việt Nam du lịch đều mua sữa chua về.
Không bỏ lỡ cơ hội này, hai “ông lớn” của Việt Nam là TH và Vinamilk đã và đang hoàn tất thủ tục, sớm xuất khẩu sang thị trường này.
Với mặt hàng thủy sản, đã có thỏa thuận về vệ sinh an toàn thực phẩm, phía Trung Quốc đã công nhận 646 đơn vị và 5 đơn vị được xuất khẩu tôm sú sống. riêng nghêu và cá rô phi chưa được chấp nhận đưa vào danh mục cho phép nhập khẩu.
Riêng rau quả bứt phá ngoạn mục và tiếp tục chiều hướng tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Với 8 mặt hàng chủ đạo hiện nay như thanh long, dưa hấu, xoài, nhãn, vải, chôm chôn, mít và chuối. Bưởi đang được xúc tiến để được cấp phép.
Mặt hàng gạo đã được cấp phép cho 23 đơn vị và 9 đơn vị đang chờ kiểm tra, đánh giá.
Mất dần thương hiệu
Nhận định về tiềm năng và triển vọng của nông sản Việt sang Trung Quốc còn khá lớn nhưng Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại vì nhiều vấn đề bất cập.
Thủ tục thông quan, phía Trung Quốc tiến hàng nhanh gọn với khâu kiểm tra “3 trong 1”. Mùa cao điểm xuất khẩu thì các cửa khẩu này tăng thời gian để đảm bảo cho hàng hóa lưu thông. Nhưng phía Việt Nam thì vẫn còn những rào cản về thủ tục chưa thông thoáng nên gây ùn tắc. Nhiều thời điểm khu vực cửa khẩu ùn tắc hàng nghìn xe.
Khâu sản xuất đóng vai trò quan trọng bởi chất lượng sản phẩm. Có những lô hàng dưa hấu ruột trắng ởn thì không ai có thể nhập khẩu. Đây là mặt hàng dễ nhưng không đảm bảo chất lượng thì không ổn.
Hiện, các mặt hàng nào chưa xuất khẩu được sang thị trường này thì cần xem xét vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật. Với thịt lợn chưa xuất sang được theo đường chính ngạch là vậy.
Cùng với đó, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh đang tỏ ra lo ngại về thương hiệu. Bởi nhiều nông sản Việt chiếm thị phần lớn ở nước này nhưng quá trình xây dựng thương hiệu rất yếu, kể cả mặt hàng cà phê tên tuổi.
Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng thương hiệu. Nhưng nông sản của ta không có thương hiệu ở thị trường này. Hoa quả nước ta bán ở Quảng Tây nhiều nhưng cửa hàng bán hoa quả lại lấy thương hiệu Thái Lan hoặc không thương hiệu. Hàng chúng ta chỉ đưa lên cửa khẩu, xuất sang là xong, phía Trung Quốc mang về nhiều khi còn đóng lại bao bì khác và lấy nhãn hiệu khác.
Hàng nông sản Việt cũng chưa có chỗ đứng trong siêu thị Trung Quốc. Dù đưa vào khó khăn nhưng cần phải tính toán để làm thương hiệu.