Cụm từ “giải cứu” đã trở nên nhàm chán với vô số nông sản trong nước nhưng một nghịch lý lại đang diễn ra là giá trị các mặt hàng nông sản nhập khẩu xuất hiện vô số trong nước như ngô, đậu, rau, quả, thịt… đã đạt mốc tỷ dô mỗi năm.
Đến tháng 7 cán mốc 852 triệu đô
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp cho hay, riêng tháng 7, nhập khẩu mặt hàng hoa quả đã lên tới 216 triệu USD, tính ra khoảng 19.600 tỷ đồng, đưa con số tổng nhập khẩu trong 7 tháng năm 2017 lên mốc 852 triệu đô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.Riêng với rau khoảng 168 triệu đô và quả là 659 triệu đô.
Tính ra, trung bình mỗi tháng, chúng ta đã chi tới 121 triệu đô, tương đương 2.800 tỷ đồng cho nhập rau, quả ngoại.
Trong đó, Thái Lan chiếm thị phần lớn tới 57%, rồi tới Trung Quốc, chiếm 16.8%. Nhập khẩu sản phẩm rau quả Thái cũng tăng 2.5 lần so với năm ngoái và thị trường Ấn cũng tăng gấp 2.1 lần và Hàn tăng 76.9%.
Với mặt hàng quả chủ yếu là cam, táo, lê, kiwwi, cherry, me, mãng cầu, xoài, lựu… các loại củ quả Trung Quốc như khoai tây, bắp cải, cam, táo, xà lách…
Điều đáng quan ngại là trong khi chúng ta chi hàng nghìn tỷ cho nhập khẩu rau quả nhưng nghịch cảnh là nông sản trong nước rơi vào tình trạng ế ẩm, luôn cần tình trạng “giải cứu”.
Khoảng hai năm trở lại đây, người Việt đã mạnh tay chi tiền cho nhập khẩu rau quả ngoại. Từ khoảng 200 triệu đô mỗi năm giờ tăng lên đạt ngưỡng gần 1 tỷ đô mỗi năm.
Ngoài ra, nước ta là nước nông nghiệp với các sản phẩm ngô, đậu tương trù phú song vẫn chi số tiền lớn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Con số nhập khẩu hai mặt hàng này lên tới 1.3 tỷ đô.
Với loại nông sản được cho là thế mạnh bậc nhất nước ta là gạo thì thống kê cũng cho thấy tới hơn 50% số dân Việt chuộng gạo ngoại từ Thái, Nhật, Campuchia….
Thay đổi cả chất và lượng
Ngay trên sân nhà, nông sản Việt đã bị thua, giành thế yếu. Xu thế hội nhập khiến các sản phẩm ngày càng giao thương, chúng ta xuất khẩu lớn và cũng nhập nhiều. Nhưng câu hỏi đặt ra với các sản phẩm thế mạnh truyền thống lại bị lấn sân ngay tại sân nhà?
Theo các chuyên gia, hiện người tiêu dùng rất khó tính, khắt khe trong thị hiếu. Họ chọn những sản phẩm ngon, an toàn, giá rẻ. Do đó, câu chuyện được – mất; thắng – thua tại sân nhà thuộc về những người nông dân sản xuất và những nhà làm chính sách.
Điểm yếu trong bối cảnh hiện nay là sản phẩm của chúng ta chủ yếu hàng thô, chất lượng không đều, giá cao, nguồn gốc, xuất xứ không được chứng minh rõ ràng. Do đó, chúng ta càng ngày mất lợi thế cạnh tranh ngay chính trên sân nhà và các nước xuất khẩu. Vô hình ching chúng ta là trở thành người tiêu thụ sản phẩm cho các thị trường xuất khẩu đó.
Sự “phân biệt” của người dùng với hoa quả nội – ngoại chính là ở độ an toàn, mẫu mã và giá cả. Các sản phẩm của chúng ta sử dụng thuốc trừ sau, mẫu mã không đẹp nên người tiêu dùng không chuộng. Để khắc phục tình trạng này cần kiểm soát chặt nông sản sạch.
Trước xu hướng hội nhập, chúng ta càng phải xây dựng nền nông nghiệp cạnh tranh hiệu quả bởi sức công phá từ hàng ngoại nhập.