Trước lợi nhuận cao làm mờ mắt, không ít gian thương đã nhập hàng Trung Quốc về và mập mờ rao bán nông sản với xuất xứ Đà Lạt nhằm thu lợi lớn.
Sự gian dối này của tiểu thương đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho nông sản Đà Lạt, nơi mà người dân chân chính nơi đây cùng chính quyền đã dày công xây dựng hàng chục năm qua.
Hàng Trung Quốc nhập nhèm, trà trộn
Với nỗ lực xây dựng thương hiệu tại những khu vực trồng rau tại Đà Lạt, những cơ sở đạt tiêu chuẩn đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “nông sản Đà Lạt” để đảm bảo uy tín trên thị trường. Thế những nỗ lực xây dựng và gìn giữ thương hiệu của chính quyền và người dân đang đang đứng trước nguy cơ bị làm giả khi một bộ phận gian thương đã nhập nông sản Trung Quốc về địa bàn Đà Lạt, làm mới, đóng gói và từ đây xuất đi khắp các thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực như xuất sàng Campuchia.
Điều đặc biệt là tình trạng này đã xuất hiện trước đó với lý do thời điểm vụ mùa của các loại nông sản khan hiếm khi trái mùa thì các mặt hàng nông sản như khoai tây, hành tây, cà rốt… được nhập về. Nhưng hiện nay, khi các mặt hàng nông sản đại phương đang tràn lan thì nông sản Trung Quốc vẫn có mặt tràn lan quanh năm.
Tại đại bàn huyện Đơn Dương, có một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nông sản, thống kê của Phòng kinh tế huyện cho thấy, đơn vị này trung bình mỗi ngày nhập tới 16 tấn nông sản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do vậy đơn vị này đã bị cơ quan chức năng thực hiện tạm đình chỉ hoạt động bởi vi phạm liên quan đến nguồn gốc, nhãn mác hàng hóa.
Khắp các khu chợ tại Đà Lạt, mặt hàng nông sản Trung Quốc cũng lấn át nông sản địa phương. Mỗi ngày hàng loạt các container chở về khoai tây, hành tây, cà rốt có xuất xứ Trung Quốc. Điều đáng nói là khi nhận hàng từ đây, nhiều tiểu thương nhanh chóng phân loại nông sản và trộn chúng với đất đỏ đặc trưng của vùng cho giống, sau đó đóng bao bì và lại tiếp tục chuyển đi tiêu thụ, đa phần là vận chuyển vào khu vực thành phố lớn như TPHCM.
Đặc biệt phi lý hơn khi xuất hiện tình trạng ngược khi khoai tây, hành tây Trung Quốc vượt hàng trăm cây số từ chợ đầu mối TPHCM về Đà Lạt chỉ để “thay áo mới” và lại tiếp tục ngược lên TPHCM.
Chi cục trồng trọt địa phương đã tiến hành phân tích các mẫu nông sản nhập về, chưa có chỉ số độc hại nào vượt mức cho phép. Tuy nhiên sự xuất hiện mập mờ này đã gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và gây thiệt hại cho người dân địa phương.
Qua tìm hiểu cho thấy, nông sản Trung Quốc nhập về có giá rất rẻ, chỉ bằng 2/3 giá các mặt hàng tại địa phương. Khi nhập về địa phương, qua thao tác đơn giản là giá các mặt hàng này cao gấp nhiều lần, tương đương nông sản tại địa phương. Hàng hóa lại có quanh năm, lợi nhuận cao nên gian thương bất chấp hậu quả, hại chính nông sản trong nước.
Nông sản Đà Lạt trước nguy cơ ảnh hưởng thương hiệu
Tạ thủ phủ nông sản Đà Lạt, giá các mặt hàng nông sản theo đó đã bị ảnh hưởng trực tiếp khi giá giảm từ 20-30%, nhiều mặt hàng còn giảm một nửa so với thời điểm năm trước.
Người nông dân trên địa bàn cho hay khi thị trường mở cửa thông thương với thủ tục đơn giản thì nông sản Trung Quốc vào Đà Lạt ngày càng dễ dàng hơn khiến nông sản địa phương mất giá và ngày càng nhiều tình trạng “bán không ai mua, cho chẳng ai lấy” lặp lại.
Thời điểm trước đây, nông sản Đà Lạt chiếm ưu thế thị trường thì nay đã bị “vướng” với nông sản Trung Quốc.
Điều khó là đơn vị nhập khâu có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, khi tại Đà Lạt thì nông sản đó vẫn là nông sản Trung Quốc. Nhưng khi đến địa bàn khác, họ giới thiệu là nông sản Đà Lạt thì cũng chẳng thể kiểm soát.
Nhiều tiểu thương kinh daonh nông sản Đà Lạt suốt bao nhiêu năm qua đã gửi đơn xin nghỉ, nhiều hộ còn bán cả xe tải để trả nợ vì không thể nào cạnh tranh. Chưa bao giờ nông sản Đà Lạt thê thảm như năm nay.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp tỉnh cho hay, ngăn chặn gian lận giữa nông sản Trung Quốc, nông sản Đà Lạt đã có nhiều giải pháp đưa ra, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp cố tình gian lận ảnh hưởng xấu tới thương hiệu nông sản Dà Lạt.