Theo như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (viết tắt là VASEP) đã cho biết, vào tháng 10 vừa qua, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam chỉ thu về được khoảng 313 triệu đô la mỹ. So với các tháng đầu năm tới nay thì tháng 10 có mức thu thấp nhất (trừ tháng 2 là tháng nghỉ tết Nguyên đán).
Theo dữ liệu mà VASEP đã cập nhật, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam vào 9 tháng đầu của năm 2022 có phần tăng trưởng dương lên 23% so với cùng kỳ của năm ngoái, đạt được gần 3,4 tỷ đô la Mỹ. Nhưng xuất khẩu tôm nguyên liệu này chỉ tăng đột phá vào những tháng đầu của năm 2022 nhờ vào giá xuất khẩu tăng cao, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu tăng mạnh. Tới quý 3, xuất khẩu tôm của nước ta đã bắt đầu chững lại, giảm dần tăng trưởng so với các tháng cùng kỳ của năm trước, giảm dần so với các tháng liền kề của năm nay.
Cụ thể là vào quý 3 của năm 2022, xuất khẩu tôm của cả nước đã đạt được khoảng 1,13 tỷ đô la Mỹ, so với quý 3 của năm 2021 đã tăng lên 9%. Trong đó, xuất khẩu loại tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ khoảng 4%, còn xuất khẩu loại tôm sú giảm xuống 7%. Riêng ở trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng giảm xuống 5% so với cùng kỳ của năm ngoái, còn tôm sú xuất khẩu cũng giảm 7%. Tuy nhiên, việc xuất khẩu loại tôm hùm trong quý 3 đã tăng so với cùng kỳ lên tới 4 lần.
Trong tháng 10 năm 2022, xuất khẩu tôm nguyên liệu đã bộc lộ xu hướng giảm dần, đi xuống của các quốc gia nhập khẩu tôm, thậm chí giảm tới 26%. Cụ thể là xuất khẩu tôm nguyên liệu chỉ tiêu thụ 313 triệu đô la mỹ, mức thấp nhất tính trong năm 2022 (trừ tháng 2 có tết Nguyên đán). Do đó, tính lũy kế tới tháng 10 thì ngành tôm của Việt Nam xuất khẩu đã ghi nhận đạt được mức doanh số khoảng trên 3,7 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm ngoái tăng lên 16%.
Điều đáng nói ở đây là vào tháng 10, thị trường về nhập khẩu tôm nguyên liệu chính của nước đa như Mỹ, Nhật Bản đều bị giảm sút rất mạnh. Theo đó, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu sang thị trường Mỹ đã giảm xuống 56%, chỉ đạt khoảng 52 triệu đô la Mỹ, xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm xuống 25%, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng giảm với mức 19% hay sang nước EU hoặc sang Anh đều giảm mạnh, lên tới 55% tới 88% so với cùng kỳ. Chỉ riêng xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu Trung Quốc, Hồng Kong vẫn đang giữ mức tăng trưởng tăng lần lượt dao động 18 và mức 14% so với tháng 10 của năm ngoái.
Trước đó, Phó tổng thư ký của VASESP, ông Nguyễn Hoài Nam cũng đã cho biết, xuất khẩu mặt hàng thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đều đang đứng trước những khó khăn, nhất là vốn, đầu ra cho các sản phẩm. Tại nhiều quốc gia nhập khẩu tôm, thủy sản Việt Nam cũng như các nước khác đều bị lạm phát khiến cho người dân ở đó giảm nhu cầu tiêu dùng, có nhiều nhà nhập khẩu đều ngưng nhận hàng vì tình trạng này. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp chế biến và sản xuất tôm nói riêng và thủy sản nói chung chịu nhiều áp lực về tồn kho, khó xoay dòng tiền để có thể trả vay ngân hàng.
Hơn nữa, chi phí sản xuất cũng tăng cao, nhất là giá thức ăn trong chăn nuôi tăng 20% kể từ lúc sau đại dịch covid-19. Điều này khiến cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm đến 65 tới 70% giá thành sản phẩm như tôm nguyên liệu, cá tra. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cần kể tới như hóa chất, bao bì, vân chuyển … cũng tăng cao.
Theo các nhận định từ phía VASEP, dù ở giai đoạn các tháng cuối năm, nhưng mà xuất khẩu tôm vào 2 tháng đến khó giữ được mức tăng trưởng như các tháng trước bởi nhu cầu ở trên thị trường sụt giảm và nguồn nguyên liệu đang dần trở nên khó khăn, chi phí về chế biến, sản xuất tăng cao. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng như người nuôi lại thiếu vốn để có thể quay vòng tiến hành đầu tư chế biến và sản xuất.
Nguồn: Tổng hợp