Phát triển nông nghiệp theo công nghệ cao đang trở thành hướng đi đúng trong ngành nông nghiệp theo các chuyên gia nhận định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản cho lĩnh vực này như việc tiếp cận thị trường cùng các vướng mắc trong tài sản đảm bảo.
Những lầm tưởng trong nông nghiệp công nghệ cao
Trong hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao” đã diễn ra vào 4.7.2017 tại Hà Nội, Viện trường Viện kinh tế nông nghiệp hữu cơ – ông Lê Thành cho biết hiện đang có những lầm tưởng trong nông nghiệp công nghệ cao, không ít ý kiến cho rằng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản. Tuy nhiên, theo ông chỉ đầu tư như vậy chưa đủ.
“Nông nghiệp công nghệ cao cũng chỉ là một phương thức sản xuất, đây không phải là mô hình kinh tế, chúng phải được gắn với cả chuỗi giá trị mới đuojwc gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, đầu tư 3.000 – 4.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao mà không có thị trường sẽ thực sự trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngân hàng”, ông Thành chia sẻ.
Điển hình như đợt dư thừa heo kỷ lục vừa qua, khi đầu tư nông nghiệp cao vào nuôi heo nhưng không quan sát, chú trọng tới nhu cầu thị trường cũng sẽ dẫn tới dư thừa trong sản xuất và sụt giảm giá cả, lúc đó nợ xấu ngàny càng tăng cao càng làmg gánh nặng cho nền kinh tế thêm nặng hơn.
Trong khuôn khổ hội thảo, Phó vụ trường Vụ tín dụng, Ngân hàng nhà nước (NHNN), ông Trần Văn Tần cho biết sản xuất nôgn nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là hướng mới trong phát triển nông nghiệp, trước đó chưa có nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao khi triển khai thực hiện dự án.
Hơn nữa, vốn đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao quá lớn, giá thành sản phẩm theo đó cũng cao. Nhưng những sản phẩm này đang thiếu thị trường tiêu thụ, chưa ổn định, chưa có những công cụ chuẩn để phân biệt, để khẳng định và bảo vệ cho sản phẩm sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư sẽ hạn chế.
Để phát triển được nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững theo ông Thành cần có hướng cho thị trường đầu ra, nhà đầu tư phải tìm được thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mình đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần liên kết với chuỗi cung ứng và sử dụng công nghệ tạo thị trường.
Ông Thành nhấn mạnh: “Chuỗi giá trị công nghệ cao muốn thành công thì phải gắn với những đơn hàng từ tập đoàn lớn bởi đầu ra lớn mới có thể tổ chức chuỗi giá trị sản xuất lớn được”.
Có tài sản nhưng chưa được thế chấp
Đại diện NHNN cho hay hiện các công trình đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nhà lưới, nhà kính… chưa được cấp sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp. Do đó, doanh nghiệp gặp khó khi làm thủ tục giao dịch, đảm bảo thế chếp với các khảon vay vốn tại ngân hàng.
Cùng quan điểm này, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN&PTNT) bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cho hay, vốn dành cho nông nghiệp công nghệ cao có gói tín dụng 100.000 tỷ đồng của Chính phủ. Song điều kiện mà doanh nghiệp tiếp cận được rất khó khăn, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà.
“Tài sản của các dự án nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới, thiết bị, nhà xưởng… hình thành trên đất nông nghiệp là rất lớn nhưng không đủ cơ sở chứng nhận là tài sản được vay vốn”, bà Thủy chia sẻ.
Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị Bộ TN&MT cần sớm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất, nhất là trên đất nông nghiệp để các dự án nông nghiệp công nghệ cao để doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đảm bảo thế chấp vay vốn ngân hàng.
NHNN đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương nhận định, đánh giá và cảnh báo nhu cầu thị trường với sản phẩm của dự án nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ và triển khai chương trình tín dụng dành cho nông nghiệp công nghệ thao theo chỉ đạp của Chính phủ hiệu quả.