Tại một diễn đàn vừa qua tại Hà Nội, nhiều đơn vị nước ngoài mong muốn nhập khẩu mặt hàng thịt lợn Việt với những tiêu chí đòi hỏi đáp ứng yêu cầu đó.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy, chăn nuôi tại Việt Nam, đặc biệt là con lợn có sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Đạt trung bình 6.5%/năm. Năm 2016 có chừng 74 nghìn con lợn đực; 4 triệu con lợn nái và lợn thịt chừng 24 triệu con.
Đến đầu tháng 4.2017, số lợn đạt khoảng 28.9 triệu con với sản lượng thịt hơi chừng 2.2 triệu tấn.
Tuy nhiên, số liệu của cơ quan chức năng cũng cho thấy, cả nước hiện có chừng 910 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng hầu như không đảm bảo kỹ thuật như hệ thống bảo quản mát, pha lọc, cấp đông cũng như kho bảo quản lạnh chưa có.
Hiện toàn quốc cũng có 8 cơ sở giết mổ các loại lợn choai, lợn sữa xuất Malaysia, Hồng Kông nhưng công suất nhỏ, chưa xu hướng phát triển ra các thị trường khác.
Tại diễn đàn, đại sứ Hà Lan thể hiện sự quan tâm tới thị trường thịt lợn Việt, bà cho hay Hà Lan cũng có những hỗ trợ trong khoa học kỹ thuật cho Việt Nam trong lĩnh vực nông sản.
Bàn cũng cho hay, Hà Lan cũng như nhiều nước EUcos những quy định về việc nhập khảu thtij và các sản phẩm thịt. Theo đó, sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh động vật mà EU đề ra.
Cục Thú ý cũng cho hay, hiện rất nhiều thi trường đang có nhu cầu nhập thịt lợn nước ta nhưng đều kèm theo những tiêu chí khắt khe.
Thị trường Hàn Quốc, năm ngoái, họ đã nhập các sản phẩm thịt với tổng giá trị chừng 5 tỷ USD. Tiêu chuẩn đưa ra với thịt lợn vào thị trường Hàn là: Nguồn gốc từ quốc gia/vùng xuất khẩu không có bệnh lở mồm, long móng và quan trọng là được Thú y thế giới (OIE) xác thực. Nhưng Việt Nam lại chưa thể đáp ứng tiêu chuẩn bài bởi OIE chưa xác thực với bệnh dịch của nước ta.
Thị trường Philippines, yêu cầu nhập khẩu thịt lợn với nước này là không có dịch lở mồm từ nước xuất khẩu và cũng không được tiêm phòng. Các tiêu chí này phải có OIE chứng thực bởi chính Philippines đã áp dụng thành công.
Thị trường Singapore cũng đưa ra tiêu chí với nhập khẩu thịt lợn: Yêu cầu nước xuất khẩu phải không có dịch lở mồm và không có dịch tả, cũng cần được OIE công nhận. Đồng thời không có bệnh mụn nước xuất hiện ở lợn trong thời gian 6 tháng trước khi giết mổ để xuất khẩu. Thịt xuất khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và kiểm soát được các tồn dư của chất độc hại.
Thị trường Trung Quốc, trước nay chúng ta vẫn cho đây là thị trường “dễ tính” nhất nhưng từ những năm 2012, Chính phủ nước này đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt nước ta do có dịch lở mồm. Do đó, hoàn toàn mặt hàng thịt lợn và gia súc, gia cầm nước ta không có trong danh mục được phép nhập chính ngạch vào thị trường này.
Dù đã có nhiều đợt làm việc của các cấp Nhà nước, cấp Bộ, Cục với phía Trung Quốc nhưng chúng ta vẫn chưa được phía họ đồng ý nhập khẩu chính ngạch sản phẩm thịt lợn. Hiện, vẫn đang trong thời kỳ đàm phán.
Thời gian vừa qua, có giai đoạn giá lợn ở nhiều vùng xuống mức thấp kỷ lục, 15.000đ/kg khiến người nuôi lợn thua lỗ, rơi vào cảnh nợ nần. Câu chuyện về giải cứu heo đã trở thành chủ đề nóng với tất cả các cấp.
Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn đang loay hoay chưa tìm ra lời giải cho việc đáp ứng nhu cầu xuất khẩu để đảm bảo đầu ra ổn định. Đồng thời công tác dự báo về thị trường cũng cần được cải thiện để đảm bảo ổn định cung, cầu trong chăn nuôi.