Những giai đoạn trước đây, năm nào sau Tết Nguyên đán cũng là dịp sức mua trên thị trường yếu nhất khiến các doanh nghiệp bán lẻ liên tục phải giảm giá kích cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên năm nay ngay trong quý I hàng hóa đã liên tục tăng cao.
Xăng dầu tăng giá là một trong những áp lực lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của các nhà phân phối bán lẻ. Ngoài ra hơn thế nữa áp lực lớn nhất phải kể đến là chi tiêu của người tiêu dùng ảnh hưởng trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh còn phức tạp. Phía doanh nghiệp đang không ngừng nỗ lực đàm phán với phía cung cấp để cố gắng bình ổn giá cho người tiêu dùng.
Khảo sát thị trường với 9 mặt hàng thiết yếu, duy nhất trừ giá thịt lợn giảm nhẹ, giá gạo tăng nhẹ còn tất cả các mặt hàng đều tăng cao lên 2 con số so với năm trước. Đại diện doanh nghiệp hàng tiêu dùng tại TPHCM chia sẻ, doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bản sỉ và lẻ do phí nhân công tăng, nguyên liệu đầu vào cùng liên tiếp tăng cao 20% so với thời điểm đầu năm và tới 40% so với năm ngoái.
Phía VinCommerce cũng cho biết thị trường tiêu dùng đang thiết lập mặt bằng giá mới khi hầu hết đối tác cung ứng, kinh doanh đều tăng giá do xăng dầu tăng cao. Đại diện hệ thống siêu thị cho biết cũng đang nỗ lực đàm phán với các đối tác cung ứng để trì hoãn tăng giá, nhất là với nhóm hàng nhu yếu phẩm.
Phía AEON Việt Nam cũng cho biết nhận thông tin tăng từ 5-10% từ đối tác cung ứng. Doanh nghiệp cũng đang đàm phán để giữ giá tốt nhất cho người tiêu dùng, chấp nhận cả việc giảm biên độ lợi nhuận.
Đại diện doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo chia sẻ, xăng dầu tăng, gas tăng, dịch bệnh Covid-19 cũng khiến hàng hóa gián đoạn chuỗi cung ứng, một số mặt hàng thiết yếu khan hàng cũng tăng theo. Tất cả nguyên liệu làm bánh như đừng, bột bơ, hương liệu… đều tăng. Tuy nhiên sức mua chẳng tăng là nỗi khó của doanh nghiệp nên phải cân đối giá, nếu không sức tiêu thụ càng chậm chạp hơn.
Đại diện Cty Vissan Việt Nam cũng cho biết từ quý IV.2021 đã có những dự báo biến động nguyên liệu tăng khoảng 10-30% vào thời điểm Quý I.2022. Tuy nhiên thời điểm đó chưa tính đến giá xăng tăng cao như hiện tại. Do đó doanh nghiệp cũng đang cố gắng gồng mình chịu thiệt chứ chưa dám tăng giá các mặt hàng vì sức mua cũng thấp.
Ở diễn biến khác, đại diện Công ty Vĩnh Thành Đạt cho biết, khoảng 2 tuần gần đây, nguyên liệu đầu vào tăng giá 40%. Nhưng doanh nghiệp đang tham gia chương trình bình ổn giá của TPHCM nên nỗ lực kìm giá không tăng. Đơn vị mong muốn có sự chia sẻ của cơ quan chức năng và doanh nghiệp sản xuất cũng như bán lẻ để có giải pháp giảm chi phí bán hàng, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng từ giá xăng lên giá sản phẩm.
Trước những tác động của giá xăng dầu cao đã đẩy hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng theo. Kéo theo đó sức mua của người tiêu dùng giảm. Mọi nỗ lực của doanh nghiệp lúc này là cố gắng kìm chân được lúc nào hay lúc ấy chưa tăng giá sản phẩm. Tuy nhiên về lâu vè dài cũng không thể mãi như vậy được. Do đó doanh nghiệp cần sự vào cuộc chung tay của nhiều bên để có thể điều tiết thị trường linh hoạt hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Lợi nhuận ngân hàng được quyết định từ đâu?