Bên cạnh điều kiện thời tiết, nguyên nhân từ xây dựng, giao thông, sản xuất, đốt rơm rạ chính là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí và môi trường nghiêm trọng trong các ngày vừa qua.
Không khí ô nhiễm tiếp tục gia tăng tại các tỉnh ở miền Bắc trong các ngày vừa qua. Theo chia sẻ, buổi sáng ngày 8/11 thì chất lượng không khí ở miền Bắc phổ biến tại mức tím (đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người).
Vào chiều, tối thì chất lượng không khí vẫn không có sự cải thiện đáng kể, nhất là ở ngưỡng đỏ (gây hại cho sức khỏe). Ô nhiễm này ngoài tập trung ở khu vực Thái Nguyên, Hà Nội mà nó xuất hiện ở nhiều nơi như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên….
Theo đại diện của bộ TNMT, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cùng nhiều đô thị đều xuất phát từ nguyên nhân nguồn thải của giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, hoạt động dân sinh. Tình trạng không khí ô nhiễm của miền Bắc bị chi phối từ thời tiết rất lớn. Ô nhiễm này thường xuất hiện khi mùa đông tới, bắt đầu tháng 10 cho tới tháng 3 của năm sau khi mà trời ít mưa, điều kiện nghịch nhiệt luôn xảy ra.
Với đợt không khí ô nhiễm vẫn đang diễn ra, ngoài nguyên nhân ở trên, nguyên nhân gây ra còn là việc đốt rơm rạ. Lượng bụi phát sinh từ việc đốt rạ sau khi gặt lúa, kết hợp thời tiết ít mưa, lặng gió khiến cho bụi khó có thể phân tán, đọng trên bề mặt khiến cho tình trạng về ô nhiễm thêm phần nghiêm trọng hơn.
Theo như Quản lý dự án PAM Air, bà Thanh Hương chia sẻ, đốt rơm rạ, đốt rác vẫn luôn diễn ra ở nhiều nơi trong các ngày vừa qua. Đây là nguồn phát thải nội sinh vô cùng lớn, kết hợp điều kiện thời tiết ở miền Bắc đã gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Lượng bụi phát sinh từ đốt rác, rơm rạ
Theo như báo cáo môi trường, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh thành của miền Bắc thường là ô nhiễm bụi. Bụi mịn PM2.5 chính là tử thần ở trong không khí. Nếu nó đi sâu vào trong phổi sẽ gây ra vô số bệnh liên quan tới hô hấp và tim mạch, nhất là đối tượng người già và trẻ nhỏ rất nhạy cảm.
Kết quả trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu về hoạt động đốt rác, rơm rạ tại Hà Nội cho thấy quá trình này sản sinh ra các chất ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như bụi mịn, HC, Nox, SO2…. Trong đó, bụi mịn PM2,5 được xem là phát sinh và gia tăng từ việc đốt rơm rạ.
Theo như báo cáo, hoạt động đốt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trực tiếp như làm chảy nước mắt, cay mắt, thậm chí gây khó thở, buồn nôn. Hít khí này trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp.
Theo nhà nghiên cứu chỉ ra, hoạt động về đốt rơm rạ này chính là vấn đề rất nghiêm trọng bởi tính cục bộ và ô nhiễm diễn ra chủ yếu trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, thông qua việc tính toán, sự phân tán các bụi mịn từ việc đốt rơm rạ tới khu vực xa là rất nhiều.
Nguồn: Tổng hợp